Ngày 26/2, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Quảng Bình, Nghệ An đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2011-2016.
Tại Sơn La, hội nghị thống nhất với phương án của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng số đại biểu Quốc hội được bầu tại tỉnh Sơn La là 7 đại biểu, trong đó số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương là 4, số đại biểu do Trung ương giới thiệu là 3. Theo đó, biểu quyết số ứng cử viên là 16.
Về bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIII với tổng số 70 đại biểu (số dư 141 đại biểu), trong đó cơ cấu đại biểu trẻ dưới 35 tuổi khoảng 15%, cơ cấu đại biểu là phụ nữ phấn đấu đạt 30%, cơ cấu đại biểu là người ngoài Đảng chiếm tỷ lệ ít nhất là 10% với đầy đủ các thành phần dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Tỉnh Hà Giang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ 6 đại biểu Quốc hội khóa XIII, trong đó 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. Sau khi cân nhắc kỹ cơ cấu thành phần, chú trọng chất lượng đại biểu, hội nghị thống nhất với dự kiến giới thiệu 14 ứng cử viên thuộc 4 dân tộc Dao, Mông, Tày, La Chí để bầu 6 đại biểu Quốc hội.
Về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016, hội nghị hiệp thương tán thành số lượng bầu là 58 đại biểu, thống nhất cán bộ nữ tham gia Hội đồng nhân dân tỉnh khóa này đạt tỷ lệ 31%.
Tại tỉnh Quảng Bình, nhiệm kỳ 2011-2016, tổng số đại biểu Quốc hội được bầu là 6, trong đó có 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu. Sau khi họp bàn, hội nghị thống nhất số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương là 4, gồm 1 lãnh đạo chủ chốt, 1 đại biểu chuyên trách và 2 hai đại biểu do địa phương giới thiệu.
Đối với thành phần và số lượng đại biểu hội đồng nhân dân được bầu chọn là 50 đại biểu theo quy định của luật, số người ứng cử là 100. Trong đó, đại biểu trẻ dưới 35 tuổi là 8; đại biểu nữ là 15; đại biểu ngoài Đảng là 5; đại biểu dân tộc thiểu số là 1 và đại biểu là người tôn giáo 2.
Trên cơ sở phân bổ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Nghệ An gồm 13 đại biểu, trong đó 4 đại biểu do Trung ương giới thiệu và 9 đại biểu địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã đưa ra dự kiến về số lượng ứng cử đại biểu Quốc hội là người cư trú tại địa phương 45.
Về đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016, Nghệ An được bầu 85 đại biểu, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng đã đưa ra dự kiến phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, gồm 250 người. Trong đó, đại biểu nữ là 30,8%; đại biểu trẻ tuổi 12%; đại biểu dân tộc thiểu số 13,2%; người ngoài Đảng 8,4%.../.
Tại Sơn La, hội nghị thống nhất với phương án của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng số đại biểu Quốc hội được bầu tại tỉnh Sơn La là 7 đại biểu, trong đó số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương là 4, số đại biểu do Trung ương giới thiệu là 3. Theo đó, biểu quyết số ứng cử viên là 16.
Về bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIII với tổng số 70 đại biểu (số dư 141 đại biểu), trong đó cơ cấu đại biểu trẻ dưới 35 tuổi khoảng 15%, cơ cấu đại biểu là phụ nữ phấn đấu đạt 30%, cơ cấu đại biểu là người ngoài Đảng chiếm tỷ lệ ít nhất là 10% với đầy đủ các thành phần dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Tỉnh Hà Giang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ 6 đại biểu Quốc hội khóa XIII, trong đó 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. Sau khi cân nhắc kỹ cơ cấu thành phần, chú trọng chất lượng đại biểu, hội nghị thống nhất với dự kiến giới thiệu 14 ứng cử viên thuộc 4 dân tộc Dao, Mông, Tày, La Chí để bầu 6 đại biểu Quốc hội.
Về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016, hội nghị hiệp thương tán thành số lượng bầu là 58 đại biểu, thống nhất cán bộ nữ tham gia Hội đồng nhân dân tỉnh khóa này đạt tỷ lệ 31%.
Tại tỉnh Quảng Bình, nhiệm kỳ 2011-2016, tổng số đại biểu Quốc hội được bầu là 6, trong đó có 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu. Sau khi họp bàn, hội nghị thống nhất số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương là 4, gồm 1 lãnh đạo chủ chốt, 1 đại biểu chuyên trách và 2 hai đại biểu do địa phương giới thiệu.
Đối với thành phần và số lượng đại biểu hội đồng nhân dân được bầu chọn là 50 đại biểu theo quy định của luật, số người ứng cử là 100. Trong đó, đại biểu trẻ dưới 35 tuổi là 8; đại biểu nữ là 15; đại biểu ngoài Đảng là 5; đại biểu dân tộc thiểu số là 1 và đại biểu là người tôn giáo 2.
Trên cơ sở phân bổ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Nghệ An gồm 13 đại biểu, trong đó 4 đại biểu do Trung ương giới thiệu và 9 đại biểu địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã đưa ra dự kiến về số lượng ứng cử đại biểu Quốc hội là người cư trú tại địa phương 45.
Về đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016, Nghệ An được bầu 85 đại biểu, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng đã đưa ra dự kiến phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, gồm 250 người. Trong đó, đại biểu nữ là 30,8%; đại biểu trẻ tuổi 12%; đại biểu dân tộc thiểu số 13,2%; người ngoài Đảng 8,4%.../.
(TTXVN/Vietnam+)