Nghiệp đoàn công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp, Hầm mỏ và Năng lượng Australia (CFMEU) vừa lên tiếng báo động về nguy cơ mắc bệnh ung thư của các công nhân bảo trì Cầu Cảng tại Sydney và coi đây là một "khu ung thư" mới phát hiện ở xứ sở chuột túi.
Cầu Cảng được khánh thành vào năm 1932, do Sở Giao thông công chính thành phố Sydney (RTA) quản lý và hiện sử dụng 80 công nhân chuyên làm nhiệm vụ bảo trì.
Theo Hội đồng Ung thư Australia, việc các công nhân trên tiếp xúc với các lớp sơn chì cũ có thể gây nên một số bệnh ung thư. CFMEU đã thay mặt cho các công nhân gồm thợ kết giàn, thợ sơn, thợ mộc, thợ lái cẩu để bày tỏ quan ngại về tác hại của chì trong lớp sơn phủ cầu ảnh hưởng đến sức khỏe của các công nhân. RTA đã tiếp nhận kiến nghị này và hứa sẽ điều tra.
Trong số các ổ ung thư được biết đến từ trước đến nay tại Australia, nổi tiếng nhất là phòng thu của Đài ABC ở khu vực Toowong tại thành phố Brisbane. Đây là phòng thu thuộc tổng hành dinh của ABC tại bang Queensland.
Từ năm 199-2008 đã có 19 nữ nhân viên làm việc tại đây bị ung thư vú. Hiện tượng này đã khiến ABC phải bỏ văn phòng tại đây và chuyển đến văn phòng mới. Cho đến nay các cơ quan y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư vú tại đây cao đến như vậy.
Không chỉ riêng Đài ABC, hiện tại Australia có nhiều "khu ung thư" đang được điều tra. Tại bang New South Wales (NSW) cũng có một văn phòng ung thư tương tự Đài ABC ở Queensland. Riêng năm 2007, tại Bệnh viên Concord ở phía Tây thành phố Sydney đã có bốn nữ nhân viên bị ung thư vú.
Các dữ liệu mới nhất của Bộ Y tế bang NSW cho thấy mỗi năm có hơn 4.000 ca ung thư vú mới được phát hiện tại bang này và khoảng gần 1.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.
Năm 2007, Hội đồng Ung thư NSW đã công bố bản đồ phân vùng bệnh ung thư, cho biết tỷ lệ mặc bệnh ung thư vú ở một số vùng đắt giá nhất của thành phố thường cao hơn các nơi khác ít nhất 17 lần. Ngược lại, phụ nữ sống ở vùng phía Tây Sydney có tỷ lệ mắc căn bệnh chết người này ở mức thấp nhất.
Khám phá trên khiến dư luận sửng sốt vì xưa nay, những người sống ở các khu vực giàu có thường được coi là có cách sống lành mạnh, cùng với việc tập thể dụng đều đặn, ăn nhiều trái cây, rau củ và ít hút thuốc lá, ít dùng thức ăn tạp nham và ít bị béo phì.
Các nghiên cứu cũng cho thấy đa số phụ nữ sống sung túc có khuynh hướng có con muộn hơn, trong khi các phụ nữ ít đặc quyền hơn thường có xu hướng lập gia đình sớm. Các phụ nữ không con hoặc trì hoãn việc sinh con trước khi bước vào tuổi 30 thường có nhiều nguy cơ bị ung thư vú.
Cũng theo Hội đồng Ung thư Australia, những người lớn tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc bị mãn kinh chậm thường có nhiều nguy cơ phát triển căn bệnh này hơn, Việc tiếp xúc với các tia quang tuyến với cường độ lớn như tia X cũng có thể dẫn tới ung thư vú.
Theo Tổ chức Ung thư vú quốc gia, cứ một trong số 11 phụ nữ trong độ tuổi 75 trở lên sẽ bị mắc căn bệnh này./.
Cầu Cảng được khánh thành vào năm 1932, do Sở Giao thông công chính thành phố Sydney (RTA) quản lý và hiện sử dụng 80 công nhân chuyên làm nhiệm vụ bảo trì.
Theo Hội đồng Ung thư Australia, việc các công nhân trên tiếp xúc với các lớp sơn chì cũ có thể gây nên một số bệnh ung thư. CFMEU đã thay mặt cho các công nhân gồm thợ kết giàn, thợ sơn, thợ mộc, thợ lái cẩu để bày tỏ quan ngại về tác hại của chì trong lớp sơn phủ cầu ảnh hưởng đến sức khỏe của các công nhân. RTA đã tiếp nhận kiến nghị này và hứa sẽ điều tra.
Trong số các ổ ung thư được biết đến từ trước đến nay tại Australia, nổi tiếng nhất là phòng thu của Đài ABC ở khu vực Toowong tại thành phố Brisbane. Đây là phòng thu thuộc tổng hành dinh của ABC tại bang Queensland.
Từ năm 199-2008 đã có 19 nữ nhân viên làm việc tại đây bị ung thư vú. Hiện tượng này đã khiến ABC phải bỏ văn phòng tại đây và chuyển đến văn phòng mới. Cho đến nay các cơ quan y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư vú tại đây cao đến như vậy.
Không chỉ riêng Đài ABC, hiện tại Australia có nhiều "khu ung thư" đang được điều tra. Tại bang New South Wales (NSW) cũng có một văn phòng ung thư tương tự Đài ABC ở Queensland. Riêng năm 2007, tại Bệnh viên Concord ở phía Tây thành phố Sydney đã có bốn nữ nhân viên bị ung thư vú.
Các dữ liệu mới nhất của Bộ Y tế bang NSW cho thấy mỗi năm có hơn 4.000 ca ung thư vú mới được phát hiện tại bang này và khoảng gần 1.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.
Năm 2007, Hội đồng Ung thư NSW đã công bố bản đồ phân vùng bệnh ung thư, cho biết tỷ lệ mặc bệnh ung thư vú ở một số vùng đắt giá nhất của thành phố thường cao hơn các nơi khác ít nhất 17 lần. Ngược lại, phụ nữ sống ở vùng phía Tây Sydney có tỷ lệ mắc căn bệnh chết người này ở mức thấp nhất.
Khám phá trên khiến dư luận sửng sốt vì xưa nay, những người sống ở các khu vực giàu có thường được coi là có cách sống lành mạnh, cùng với việc tập thể dụng đều đặn, ăn nhiều trái cây, rau củ và ít hút thuốc lá, ít dùng thức ăn tạp nham và ít bị béo phì.
Các nghiên cứu cũng cho thấy đa số phụ nữ sống sung túc có khuynh hướng có con muộn hơn, trong khi các phụ nữ ít đặc quyền hơn thường có xu hướng lập gia đình sớm. Các phụ nữ không con hoặc trì hoãn việc sinh con trước khi bước vào tuổi 30 thường có nhiều nguy cơ bị ung thư vú.
Cũng theo Hội đồng Ung thư Australia, những người lớn tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc bị mãn kinh chậm thường có nhiều nguy cơ phát triển căn bệnh này hơn, Việc tiếp xúc với các tia quang tuyến với cường độ lớn như tia X cũng có thể dẫn tới ung thư vú.
Theo Tổ chức Ung thư vú quốc gia, cứ một trong số 11 phụ nữ trong độ tuổi 75 trở lên sẽ bị mắc căn bệnh này./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)