Trong những ngày qua, các hoạt động đóng góp ý kiến cho sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục diễn ra sôi nổi trên cả nước, với nhiều ý kiến tâm huyết.
Tại Đà Nẵng, Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố đã tổ chức Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến cho rằng, tại Điều 9, Dự thảo cần quy định rõ Nhà nước đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội hoạt động. Quy định như vậy để tránh gánh nặng Nhà nước phải "bao cấp" cho tất cả các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Về chương chính quyền địa phương, có ý kiến đề nghị sửa đổi quy định về quyền hạn của Hội đồng Nhân dân theo hướng nhấn mạnh quyền quyết định các công việc địa phương của Hội đồng Nhân dân mà không trái Hiến pháp, luật của Quốc hội. Có như vậy mới thể hiện đúng tư tưởng người dân địa phương có quyền quyết định những công việc thuộc phạm vi thẩm quyền địa phương thông qua người đại diện của mình.
Tư tưởng này đã được thể hiện tại Hiến pháp năm 1946 với Điều thứ 59 quy định: Hội đồng Nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình.
Góp ý về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trong dự thảo Hiến pháp, một số ý kiến đề nghị không nên quy định cụ thể giới tính nam, nữ. Trong thực tế, đã có nhiều quốc gia công nhận giới tính thứ ba. Khi Nhà nước ta thừa nhận giới tính thứ ba thì không phải sửa lại Hiến pháp. Nhiều ý kiến đề nghị cần quy định có tòa án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp. Quy định Hội đồng Hiến pháp như Dự thảo chỉ có quyền kiến nghị thì giống như kiến nghị của nhiều cơ quan, tổ chức khác, không có hiệu lực.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Đà Nẵng cũng đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đoàn viên, thanh niên góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung đóng góp ý kiến sâu sắc về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội và những vấn đề đoàn viên thanh niên cũng như thế hệ trẻ quan tâm.
Phần lớn các ý kiến phát biểu đều hoan nghênh những nội dung mà Dự thảo đã đề cập, đồng thời cho rằng, Hiến pháp sửa đổi cần nêu rõ vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong nhiệm vụ chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, phải làm rõ trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên.
Tại Đồng Nai, ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã có gần 72.000 lượt ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong đó có khoảng hơn 1.500 lượt ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về bố cục, văn phong trình bày và kỹ thuật lập hiến, đề nghị làm rõ một số vấn đề tập trung chủ yếu vào các chương về chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; về bộ máy nhà nước và vấn đề hội đồng Hiến pháp.
Tuyệt đại đa số ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân đều thống nhất, tán thành chế độ chính trị nêu tại Chương I của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo đó, các ý kiến đều biểu thị sự nhất trí cao về: tên nước (Điều 1), nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước (Điều 2), vai trò lãnh đạo của Đảng (Điều 4), quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất (Điều 57, 58), chức năng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang (Điều 69, 70, 71).
Cũng theo báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được quan tâm thực hiện nên đối tượng lấy ý kiến đa dạng, hình thức lấy ý kiến phong phú như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hộp thư điện tử, phỏng vấn trực tiếp của báo chí…
Tại Phú Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã tổ chức Hội nghị với gần 200 cán bộ lãnh đạo khối Đảng để lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4, nhiều đại biểu còn đề nghị Hiến pháp nên dành riêng một chương nói về Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng với xã hội, với nhân dân… Góp ý vào Khoản 4 của Điều 5, đại biểu đề nghị thay cụm từ “…các dân tộc thiểu số….” thành cụm từ “tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam ….”
Trong Khoản 2, Điều 8 đề nghị bỏ cụm từ “…chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” mà nội dung trên để cho luật điều chỉnh thì phù hợp hơn. Đối với Điều 111 đề nghị viết ngắn gọn “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành”. Đối với Điều 122, cần ghi rõ nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội…
Các đại biểu cũng góp ý nhiều về Chương II: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như cần phải biên tập, sắp xếp ý tứ lại toàn bộ chương này ngắn gọn, dễ hiểu, xác định rõ thế nào là quyền con người, quyền công dân./.
Tại Đà Nẵng, Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố đã tổ chức Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến cho rằng, tại Điều 9, Dự thảo cần quy định rõ Nhà nước đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội hoạt động. Quy định như vậy để tránh gánh nặng Nhà nước phải "bao cấp" cho tất cả các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Về chương chính quyền địa phương, có ý kiến đề nghị sửa đổi quy định về quyền hạn của Hội đồng Nhân dân theo hướng nhấn mạnh quyền quyết định các công việc địa phương của Hội đồng Nhân dân mà không trái Hiến pháp, luật của Quốc hội. Có như vậy mới thể hiện đúng tư tưởng người dân địa phương có quyền quyết định những công việc thuộc phạm vi thẩm quyền địa phương thông qua người đại diện của mình.
Tư tưởng này đã được thể hiện tại Hiến pháp năm 1946 với Điều thứ 59 quy định: Hội đồng Nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình.
Góp ý về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trong dự thảo Hiến pháp, một số ý kiến đề nghị không nên quy định cụ thể giới tính nam, nữ. Trong thực tế, đã có nhiều quốc gia công nhận giới tính thứ ba. Khi Nhà nước ta thừa nhận giới tính thứ ba thì không phải sửa lại Hiến pháp. Nhiều ý kiến đề nghị cần quy định có tòa án Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp. Quy định Hội đồng Hiến pháp như Dự thảo chỉ có quyền kiến nghị thì giống như kiến nghị của nhiều cơ quan, tổ chức khác, không có hiệu lực.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Đà Nẵng cũng đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đoàn viên, thanh niên góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung đóng góp ý kiến sâu sắc về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội và những vấn đề đoàn viên thanh niên cũng như thế hệ trẻ quan tâm.
Phần lớn các ý kiến phát biểu đều hoan nghênh những nội dung mà Dự thảo đã đề cập, đồng thời cho rằng, Hiến pháp sửa đổi cần nêu rõ vai trò của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong nhiệm vụ chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, phải làm rõ trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên.
Tại Đồng Nai, ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã có gần 72.000 lượt ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trong đó có khoảng hơn 1.500 lượt ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về bố cục, văn phong trình bày và kỹ thuật lập hiến, đề nghị làm rõ một số vấn đề tập trung chủ yếu vào các chương về chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; về bộ máy nhà nước và vấn đề hội đồng Hiến pháp.
Tuyệt đại đa số ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân đều thống nhất, tán thành chế độ chính trị nêu tại Chương I của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo đó, các ý kiến đều biểu thị sự nhất trí cao về: tên nước (Điều 1), nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước (Điều 2), vai trò lãnh đạo của Đảng (Điều 4), quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất (Điều 57, 58), chức năng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang (Điều 69, 70, 71).
Cũng theo báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được quan tâm thực hiện nên đối tượng lấy ý kiến đa dạng, hình thức lấy ý kiến phong phú như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hộp thư điện tử, phỏng vấn trực tiếp của báo chí…
Tại Phú Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã tổ chức Hội nghị với gần 200 cán bộ lãnh đạo khối Đảng để lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4, nhiều đại biểu còn đề nghị Hiến pháp nên dành riêng một chương nói về Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng với xã hội, với nhân dân… Góp ý vào Khoản 4 của Điều 5, đại biểu đề nghị thay cụm từ “…các dân tộc thiểu số….” thành cụm từ “tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam ….”
Trong Khoản 2, Điều 8 đề nghị bỏ cụm từ “…chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” mà nội dung trên để cho luật điều chỉnh thì phù hợp hơn. Đối với Điều 111 đề nghị viết ngắn gọn “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành”. Đối với Điều 122, cần ghi rõ nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội…
Các đại biểu cũng góp ý nhiều về Chương II: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như cần phải biên tập, sắp xếp ý tứ lại toàn bộ chương này ngắn gọn, dễ hiểu, xác định rõ thế nào là quyền con người, quyền công dân./.
(TTXVN)