Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) cho biết, lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong tám tháng qua là 137.500 tấn, cao gấp 5 lần so với lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong cả năm 2011, gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất thép trong nước.
Theo Vnsteel, hiện lượng thép tồn kho của Trung Quốc rất cao do nhu cầu thép thế giới sụt giảm, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang Việt Nam và các nước ASEAN khác.
Đáng chú ý, thép cuộn Trung Quốc có chất lượng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn thép xây dựng thông thường, nhưng khi vào Việt Nam có bổ sung thêm chất vi lượng Bo lại được coi là thép hợp kim để “lách” được 5% thuế suất.
Trong khi đó, với năng lực hiện tại, Trung tâm Phân tích hàng hóa xuất nhâp khẩu (Tổng cục Hải quan) vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên tố Bo trong sản phẩm thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam để có thể áp đúng mức thuế cần thiết nhằm bảo vệ sản xuất thép trong nước.
Vì vậy, để bảo vệ sản xuất thép trong nước, bên cạnh việc cơ quan chức năng cần tăng cường công tác giám sát sau thông quan với sản phẩm thép thông thường và thép hợp kim, thực hiện chặt chẽ quy định dán nhãn tiếng Việt trên sản phẩm thép nhập khẩu, Bộ Công Thương cần đề xuất cơ quan chức năng chuyển giao nhiệm vụ xác định thành phần Bo trong thép nhập khẩu hiện nay cho các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện, đại diện VNsteel nhấn mạnh.
[Giá thép giảm tới 900.000 đồng mỗi tấn để kích cầu]
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích hàng hóa xuất nhâp khẩu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Ngọc Huân cho biết, cho đến thời điểm này, kể cả các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng chưa đủ khả năng phân tích được hàm lượng Bo trong thành phần thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Hơn nữa, việc áp mức thuế suất với các sản phẩm thép nhập khẩu, nhất là với thép có chứa Bo đều phải tuân thủ theo đúng quy định cụ thể của Công ước quốc tế về sự hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa (Công ước HS). Vì vậy, không chỉ hải quan Việt Nam mà ngay cả hải quan các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hoa Kỳ với các phương tiện hiện đại nhưng vẫn phải chấp nhận sự “lách” thuế này./.
Theo Vnsteel, hiện lượng thép tồn kho của Trung Quốc rất cao do nhu cầu thép thế giới sụt giảm, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang Việt Nam và các nước ASEAN khác.
Đáng chú ý, thép cuộn Trung Quốc có chất lượng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn thép xây dựng thông thường, nhưng khi vào Việt Nam có bổ sung thêm chất vi lượng Bo lại được coi là thép hợp kim để “lách” được 5% thuế suất.
Trong khi đó, với năng lực hiện tại, Trung tâm Phân tích hàng hóa xuất nhâp khẩu (Tổng cục Hải quan) vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên tố Bo trong sản phẩm thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam để có thể áp đúng mức thuế cần thiết nhằm bảo vệ sản xuất thép trong nước.
Vì vậy, để bảo vệ sản xuất thép trong nước, bên cạnh việc cơ quan chức năng cần tăng cường công tác giám sát sau thông quan với sản phẩm thép thông thường và thép hợp kim, thực hiện chặt chẽ quy định dán nhãn tiếng Việt trên sản phẩm thép nhập khẩu, Bộ Công Thương cần đề xuất cơ quan chức năng chuyển giao nhiệm vụ xác định thành phần Bo trong thép nhập khẩu hiện nay cho các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) thực hiện, đại diện VNsteel nhấn mạnh.
[Giá thép giảm tới 900.000 đồng mỗi tấn để kích cầu]
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích hàng hóa xuất nhâp khẩu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Ngọc Huân cho biết, cho đến thời điểm này, kể cả các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng chưa đủ khả năng phân tích được hàm lượng Bo trong thành phần thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Hơn nữa, việc áp mức thuế suất với các sản phẩm thép nhập khẩu, nhất là với thép có chứa Bo đều phải tuân thủ theo đúng quy định cụ thể của Công ước quốc tế về sự hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa (Công ước HS). Vì vậy, không chỉ hải quan Việt Nam mà ngay cả hải quan các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hoa Kỳ với các phương tiện hiện đại nhưng vẫn phải chấp nhận sự “lách” thuế này./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)