Theo đánh giá của các chuyên gia ngành ngân hàng, thị trường ngoại hối tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm nay ổn định trên cả 3 phương diện chính là tỷ giá ổn định, mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và trong hệ thống ngân hàng rất thấp, quan hệ cung-cầu về ngoại tệ ổn định.
Về tỷ giá, mặc dù thị trường vàng biến động rất mạnh nhưng tỷ giá trên các thị trường ít biến động và tương đối ổn định.
So với cuối năm 2009, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng 3,36%; tỷ giá giao dịch mua-bán trong hệ thống ngân hàng tăng 2,8%. Trong khi đó tỷ giá trên thị trường tự do lại có mức giảm 2,2%.
Mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và trong ngân hàng chỉ ở mức trong khoảng từ 10-40 đồng/USD, thậm chí trong nhiều thời điểm tỷ giá trên thị trường tự do lại thấp hơn trong hệ thống ngân hàng.
Các nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp đã được đáp ứng, đảm bảo thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn phát triển. Tổng doanh số mua ngoại tệ đã có mức tăng 10% và tổng doanh số bán ngoại tệ đã tăng 13,3% so với cùng thời gian này năm trước.
Các chuyên gia ngành ngân hàng tại thành phố nhận định, nguyên nhân tạo ra sự ổn định của thị trường ngoại hối là do cơ chế chính sách về tỷ giá linh hoạt, quy định về trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ của tổ chức cũng như mở rộng đối tượng vay ngoại tệ và các quy định ngừng hoạt động kinh doanh vàng đã tác động tích cực đến thị trường ngoại hối. Kết quả là sự găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, người dân giảm đáng kể, tâm lý nắm giữ ngoại tệ hạn chế.
Bên cạnh đó, cung-cầu ngoại tệ khơi thông và chu chuyển linh hoạt đã tạo ra một sự ổn định rất cần thiết./.
Về tỷ giá, mặc dù thị trường vàng biến động rất mạnh nhưng tỷ giá trên các thị trường ít biến động và tương đối ổn định.
So với cuối năm 2009, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng 3,36%; tỷ giá giao dịch mua-bán trong hệ thống ngân hàng tăng 2,8%. Trong khi đó tỷ giá trên thị trường tự do lại có mức giảm 2,2%.
Mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và trong ngân hàng chỉ ở mức trong khoảng từ 10-40 đồng/USD, thậm chí trong nhiều thời điểm tỷ giá trên thị trường tự do lại thấp hơn trong hệ thống ngân hàng.
Các nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp đã được đáp ứng, đảm bảo thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn phát triển. Tổng doanh số mua ngoại tệ đã có mức tăng 10% và tổng doanh số bán ngoại tệ đã tăng 13,3% so với cùng thời gian này năm trước.
Các chuyên gia ngành ngân hàng tại thành phố nhận định, nguyên nhân tạo ra sự ổn định của thị trường ngoại hối là do cơ chế chính sách về tỷ giá linh hoạt, quy định về trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ của tổ chức cũng như mở rộng đối tượng vay ngoại tệ và các quy định ngừng hoạt động kinh doanh vàng đã tác động tích cực đến thị trường ngoại hối. Kết quả là sự găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, người dân giảm đáng kể, tâm lý nắm giữ ngoại tệ hạn chế.
Bên cạnh đó, cung-cầu ngoại tệ khơi thông và chu chuyển linh hoạt đã tạo ra một sự ổn định rất cần thiết./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)