TS Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ cho rằng, chỉ số lạm phát đang giảm dần và với nền kinh tế hiện nay, đây là thời điểm tốt nhất để giảm sâu lãi suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay.
Hàng nghìn doanh nghiệp phá sản
- Trong thời gian qua đã có rất nhiều doanh bị bị phá sản hoặc giải thể. Vậy theo ông nguyên nhân nào dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp?
Ông Trần Hoàng Ngân: Doanh nghiệp phá sản, có rất nhiều nguyên nhân như vòng đời của doanh nghiệp, sinh lão bệnh tử, sinh ra rồi phát triển, nhưng ở đây doanh nghiệp lại "tử" nhanh quá; việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng, cơ quan cấp giấy phép cũng không biết doanh nghiệp đó còn hay không, việc quản lý doanh nghiệp rất yếu kém; có một số doanh nghiệp làm ăn theo thương vụ, đi theo các dự án đầu tư công để hạch toán giá cả và thuế. Khi chúng ta siết đầu tư công thì những thương vụ này cũng giảm đi.
Bên cạnh đó, các cửa hàng bán lẻ hàng cao cấp cũng đóng cửa nhiều hơn như các showroom ô tô, siêu thị điện máy... vì trước đây chúng ta đã tạo ra một cơ chế làm cho họ giàu nhanh, giàu ảo nhưng khi chúng ta siết lại các khoản chi ngân sách và kiểm tra giám sát thì những mặt hàng này hầu như đóng cửa hết. Tuy nhiên, mặt hàng tiêu dùng hầu như vẫn đông ở các cửa hàng bán lẻ, hàng rong.
Ngoài ra, những doanh nghiệp liên quan đến bất động sản, đây là vấn đề đáng lo ngại nhất, bất động sản ở các nước khi bị đổ sẽ dẫn đến đổ cả hệ thống ngân hàng, rồi dẫn đến khủng hoảng tài chính và dẫn đến suy thoái kinh tế. Chúng ta cũng đang nhìn thấy bong bóng bất động sản đang sẹp dần chứ chưa nổ đâu nhưng nó cũng đã gây ra nhiều hệ lụy, vì lĩnh vực này liên đới đến nhiều ngành hàng khác vật liệu xây dựng, xi măng, sắt, thép cũng bị đóng cửa.
Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đó là chúng ta để lãi suất cao kéo dài, tôi cho đó là hơi quá liều nên cần phải có các giải pháp quyết liệt để hạ mặt bằng lãi suất cho vay xuống nữa.
Một nguyên nhân quan trọng khác nổi lên là liều thuốc mà mình điều trị là Nghị quyết 11 về thắt chặt chính sách tiền tệ, chúng ta đã uống hơi quá liều. Vì sao chúng ta cần phải cân nhắc cái đó, bởi vì nó đang dẫn đến những hậu quả mà mình đang thấy, đó là năm 2011 có 54 nghìn doanh nghiệp ngừng sản xuất và phá sản, 4 tháng đầu năm có thêm gần 18 nghìn doanh nghiệp nữa. Hệ lụy kéo theo là thất nghiệp, làm suy giảm kinh tế.
Lạm phát 8% là hợp lý
- Đã có lần ông nói giải pháp rất quan trọng để kiềm chế lạm phát là việc tổ chức lại hệ thống phân phối và tổ chức lại thị trường, nhưng hiện nay như một số chuyên gia các cũng phân tích lạm phát đây là do tăng trưởng tín dụng, thắt chặt tiền tệ. Vậy thì mình đánh giá thành công nó ở mức độ nào, giải pháp nào mới là giải pháp đúng?
Ông Trần Hoàng Ngân: Tôi xin lưu ý là lạm phát của mình đã thành công nhưng không có nghĩa là đã bình yên, nó vẫn còn có những yếu tố đe dọa bùng lạm phát trở lại. Từ 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 8% vào tháng 5/2012, đó là sự đi xuống nhưng đã bền chưa, đấy là cái lo vì trong rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI của mình có tới 40% là lương thực thực phẩm, ăn uống. Trong khi những khoản đó hệ thống phân phối của chúng ta trong thời gian vừa qua có cải thiện, có mở rộng mạng lưới bán lẻ, đi vào vùng sâu vùng xa, mở rộng các siêu thị, các quầy, cửa hàng.
Ngoài ra các công ty lượng thực, chế biến, các công ty chăn nuôi cũng đã có những cải tiến. Nhưng để bền ở đây còn một khâu nữa là dịch vụ ăn uống và gia đình đang bị thất thoát thuế rất nhiều. Chúng ta phải học tập ở nước ngoài tức là Chính phủ đầu tư cho các cửa hàng bán lẻ, anh nào muốn hoạt động kinh doanh thì phải có máy gắn chíp và có sự quản lý của cơ quan tài chính. Như vậy, khi khách mua hàng sẽ có hóa đơn, trong đó có tiền thuế. Như vậy mình vừa kiểm soát được giá cả, vừa kiểm soát được tình trạng trốn thuế.
Trong yếu tố kiềm chế lạm phát vừa qua, bên cạnh sự thành công có một phần là của Chính phủ nhưng có yếu tố khách quan, đó là thịt heo bị bệnh siêu nạc làm cho người dân lo sợ không dám ăn mà yếu tố này chiếm rất lớn trong rổ hàng hóa thực phẩm để tính CPI.
Theo tôi lạm phát năm nay khoảng 8% là hợp lý, cho nên không có lý do gì để lãi suất quá cao trong thời điểm này.
Làm mạnh hơn nữa tái cơ cấu ngân hàng
- Trong bản trả lời các kiến nghị của kỳ họp trước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình có nói sẽ xem xét lãi suất cơ bản trong 6 tháng đầu năm, ông bình luận về vấn đề này như thế nào?
Ông Trần Hoàng Ngân: Tôi nghĩ thời điểm này chúng ta có thể xem xét lại các chính sách lãi suất và điều hành lãi suất nên theo hướng tự do hóa lãi suất. Với chỉ số lạm phát này, với nền kinh tế này phải giảm sâu lãi suất huy động và có thể kéo xuống ở mức 10%. Ngân hàng Trung ương có thể đưa ra một mức lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái triết khấu nhưng phải có một thông điệp, khi chúng ta kéo lãi suất về 10% thì sẵn sàng cho bất kỳ ngân hàng nào vay ở mức 10%. Những ngân hàng nào cần vốn thì chạy đến Ngân hàng Trung ương để vay 10% chứ không cần phải vượt trần. Ngân hàng Trung ương nếu có thông điệp đó, mạnh dạn đưa vốn ra thị trường để hỗ trợ cho thị trường thì lúc đó chúng ta sẽ xóa đi việc cạnh tranh vốn trên thị trường hiện nay, từ đó chúng ta có điều kiện giảm sâu lãi suất cho vay.
Tôi thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất đang đi đúng hướng, tức lài lãi suất sẽ đi theo lạm phát cơ bản, nếu chúng ta đi theo CPI thì chúng ta sẽ chạy theo cơn sóng vì giá xăng dầu thế giới bùng lại thì nó sẽ làm CPI lại tăng lên, lúc đó lãi suất sẽ lại phải tăng theo. Lãi suất mà thay đổi nhanh quá sẽ làm cho doanh nghiệp không dự báo được và không quyết định đầu tư. Hiện nay có tình trạng doanh nghiệp phòng thủ rất lớn và không biết làm gì. Do đó, thông điệp của chúng ta là phải giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian dài và kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát để giữ lãi suất theo hướng đó.
Mặt khác, tôi cũng rất mong muốn và đang chờ đợi Thống đốc từ nay cho đến cuối năm đưa ra những kịch bản như mua bán, sáp nhập, giải thể, ngừng hoạt động, cơ cấu ngân hàng thương mại yếu kém phải dứt điểm và mong Thống đốc mạnh mẽ hơn trong vấn đề này vì nếu để càng lâu thì nền kinh tế càng phải gánh chịu những hậu quả. Chúng ta cũng đã thấy trong thời gian qua sự cạnh tranh đó làm lãi suất cao đang giết chết nền kinh tế, cụ thể là đang giết chết doanh nghiệp, cho nên cần phải làm nhanh, làm mạnh hơn nữa việc tái cơ cấu ngân hàng đem lại mặt bằng lãi suất thấp cho doanh nghiệp.
- Trong bài phát biểu khai mạc thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nói nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát nhưng Chính phủ và Ủy ban thẩm tra thì chỉ dùng từ suy giảm. Vậy với góc độ của một chuyên gia thì theo ông từ nào là thích hợp nhất trong thời điểm hiện nay?
Ông Trần Hoàng Ngân: Tôi nghĩ nền kinh tế chúng ta đang suy giảm và dấu hiệu lạm phát đang được kiểm soát tốt, chứ chưa gọi là giảm phát vì giảm phát là âm mà chỉ số lạm phát hiện nay là 8%, vẫn còn cao lắm, ở các nước khu vực họ có 4% thôi. Nếu chúng ta sử dụng không khéo thì điều hành sẽ rất khó vì nếu nói giảm phát là sẽ có một gói kích cầu giống như năm 2009, như vậy nó sẽ thổi bùng lên lạm phát của năm sau, cho nên thông điệp cần thiết của Chính phủ là chúng ta kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức hợp lý./.
Xin cảm ơn ông!
Hàng nghìn doanh nghiệp phá sản
- Trong thời gian qua đã có rất nhiều doanh bị bị phá sản hoặc giải thể. Vậy theo ông nguyên nhân nào dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp?
Ông Trần Hoàng Ngân: Doanh nghiệp phá sản, có rất nhiều nguyên nhân như vòng đời của doanh nghiệp, sinh lão bệnh tử, sinh ra rồi phát triển, nhưng ở đây doanh nghiệp lại "tử" nhanh quá; việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng, cơ quan cấp giấy phép cũng không biết doanh nghiệp đó còn hay không, việc quản lý doanh nghiệp rất yếu kém; có một số doanh nghiệp làm ăn theo thương vụ, đi theo các dự án đầu tư công để hạch toán giá cả và thuế. Khi chúng ta siết đầu tư công thì những thương vụ này cũng giảm đi.
Bên cạnh đó, các cửa hàng bán lẻ hàng cao cấp cũng đóng cửa nhiều hơn như các showroom ô tô, siêu thị điện máy... vì trước đây chúng ta đã tạo ra một cơ chế làm cho họ giàu nhanh, giàu ảo nhưng khi chúng ta siết lại các khoản chi ngân sách và kiểm tra giám sát thì những mặt hàng này hầu như đóng cửa hết. Tuy nhiên, mặt hàng tiêu dùng hầu như vẫn đông ở các cửa hàng bán lẻ, hàng rong.
Ngoài ra, những doanh nghiệp liên quan đến bất động sản, đây là vấn đề đáng lo ngại nhất, bất động sản ở các nước khi bị đổ sẽ dẫn đến đổ cả hệ thống ngân hàng, rồi dẫn đến khủng hoảng tài chính và dẫn đến suy thoái kinh tế. Chúng ta cũng đang nhìn thấy bong bóng bất động sản đang sẹp dần chứ chưa nổ đâu nhưng nó cũng đã gây ra nhiều hệ lụy, vì lĩnh vực này liên đới đến nhiều ngành hàng khác vật liệu xây dựng, xi măng, sắt, thép cũng bị đóng cửa.
Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đó là chúng ta để lãi suất cao kéo dài, tôi cho đó là hơi quá liều nên cần phải có các giải pháp quyết liệt để hạ mặt bằng lãi suất cho vay xuống nữa.
Một nguyên nhân quan trọng khác nổi lên là liều thuốc mà mình điều trị là Nghị quyết 11 về thắt chặt chính sách tiền tệ, chúng ta đã uống hơi quá liều. Vì sao chúng ta cần phải cân nhắc cái đó, bởi vì nó đang dẫn đến những hậu quả mà mình đang thấy, đó là năm 2011 có 54 nghìn doanh nghiệp ngừng sản xuất và phá sản, 4 tháng đầu năm có thêm gần 18 nghìn doanh nghiệp nữa. Hệ lụy kéo theo là thất nghiệp, làm suy giảm kinh tế.
Lạm phát 8% là hợp lý
- Đã có lần ông nói giải pháp rất quan trọng để kiềm chế lạm phát là việc tổ chức lại hệ thống phân phối và tổ chức lại thị trường, nhưng hiện nay như một số chuyên gia các cũng phân tích lạm phát đây là do tăng trưởng tín dụng, thắt chặt tiền tệ. Vậy thì mình đánh giá thành công nó ở mức độ nào, giải pháp nào mới là giải pháp đúng?
Ông Trần Hoàng Ngân: Tôi xin lưu ý là lạm phát của mình đã thành công nhưng không có nghĩa là đã bình yên, nó vẫn còn có những yếu tố đe dọa bùng lạm phát trở lại. Từ 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 8% vào tháng 5/2012, đó là sự đi xuống nhưng đã bền chưa, đấy là cái lo vì trong rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI của mình có tới 40% là lương thực thực phẩm, ăn uống. Trong khi những khoản đó hệ thống phân phối của chúng ta trong thời gian vừa qua có cải thiện, có mở rộng mạng lưới bán lẻ, đi vào vùng sâu vùng xa, mở rộng các siêu thị, các quầy, cửa hàng.
Ngoài ra các công ty lượng thực, chế biến, các công ty chăn nuôi cũng đã có những cải tiến. Nhưng để bền ở đây còn một khâu nữa là dịch vụ ăn uống và gia đình đang bị thất thoát thuế rất nhiều. Chúng ta phải học tập ở nước ngoài tức là Chính phủ đầu tư cho các cửa hàng bán lẻ, anh nào muốn hoạt động kinh doanh thì phải có máy gắn chíp và có sự quản lý của cơ quan tài chính. Như vậy, khi khách mua hàng sẽ có hóa đơn, trong đó có tiền thuế. Như vậy mình vừa kiểm soát được giá cả, vừa kiểm soát được tình trạng trốn thuế.
Trong yếu tố kiềm chế lạm phát vừa qua, bên cạnh sự thành công có một phần là của Chính phủ nhưng có yếu tố khách quan, đó là thịt heo bị bệnh siêu nạc làm cho người dân lo sợ không dám ăn mà yếu tố này chiếm rất lớn trong rổ hàng hóa thực phẩm để tính CPI.
Theo tôi lạm phát năm nay khoảng 8% là hợp lý, cho nên không có lý do gì để lãi suất quá cao trong thời điểm này.
Làm mạnh hơn nữa tái cơ cấu ngân hàng
- Trong bản trả lời các kiến nghị của kỳ họp trước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình có nói sẽ xem xét lãi suất cơ bản trong 6 tháng đầu năm, ông bình luận về vấn đề này như thế nào?
Ông Trần Hoàng Ngân: Tôi nghĩ thời điểm này chúng ta có thể xem xét lại các chính sách lãi suất và điều hành lãi suất nên theo hướng tự do hóa lãi suất. Với chỉ số lạm phát này, với nền kinh tế này phải giảm sâu lãi suất huy động và có thể kéo xuống ở mức 10%. Ngân hàng Trung ương có thể đưa ra một mức lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái triết khấu nhưng phải có một thông điệp, khi chúng ta kéo lãi suất về 10% thì sẵn sàng cho bất kỳ ngân hàng nào vay ở mức 10%. Những ngân hàng nào cần vốn thì chạy đến Ngân hàng Trung ương để vay 10% chứ không cần phải vượt trần. Ngân hàng Trung ương nếu có thông điệp đó, mạnh dạn đưa vốn ra thị trường để hỗ trợ cho thị trường thì lúc đó chúng ta sẽ xóa đi việc cạnh tranh vốn trên thị trường hiện nay, từ đó chúng ta có điều kiện giảm sâu lãi suất cho vay.
Tôi thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất đang đi đúng hướng, tức lài lãi suất sẽ đi theo lạm phát cơ bản, nếu chúng ta đi theo CPI thì chúng ta sẽ chạy theo cơn sóng vì giá xăng dầu thế giới bùng lại thì nó sẽ làm CPI lại tăng lên, lúc đó lãi suất sẽ lại phải tăng theo. Lãi suất mà thay đổi nhanh quá sẽ làm cho doanh nghiệp không dự báo được và không quyết định đầu tư. Hiện nay có tình trạng doanh nghiệp phòng thủ rất lớn và không biết làm gì. Do đó, thông điệp của chúng ta là phải giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian dài và kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát để giữ lãi suất theo hướng đó.
Mặt khác, tôi cũng rất mong muốn và đang chờ đợi Thống đốc từ nay cho đến cuối năm đưa ra những kịch bản như mua bán, sáp nhập, giải thể, ngừng hoạt động, cơ cấu ngân hàng thương mại yếu kém phải dứt điểm và mong Thống đốc mạnh mẽ hơn trong vấn đề này vì nếu để càng lâu thì nền kinh tế càng phải gánh chịu những hậu quả. Chúng ta cũng đã thấy trong thời gian qua sự cạnh tranh đó làm lãi suất cao đang giết chết nền kinh tế, cụ thể là đang giết chết doanh nghiệp, cho nên cần phải làm nhanh, làm mạnh hơn nữa việc tái cơ cấu ngân hàng đem lại mặt bằng lãi suất thấp cho doanh nghiệp.
- Trong bài phát biểu khai mạc thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nói nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát nhưng Chính phủ và Ủy ban thẩm tra thì chỉ dùng từ suy giảm. Vậy với góc độ của một chuyên gia thì theo ông từ nào là thích hợp nhất trong thời điểm hiện nay?
Ông Trần Hoàng Ngân: Tôi nghĩ nền kinh tế chúng ta đang suy giảm và dấu hiệu lạm phát đang được kiểm soát tốt, chứ chưa gọi là giảm phát vì giảm phát là âm mà chỉ số lạm phát hiện nay là 8%, vẫn còn cao lắm, ở các nước khu vực họ có 4% thôi. Nếu chúng ta sử dụng không khéo thì điều hành sẽ rất khó vì nếu nói giảm phát là sẽ có một gói kích cầu giống như năm 2009, như vậy nó sẽ thổi bùng lên lạm phát của năm sau, cho nên thông điệp cần thiết của Chính phủ là chúng ta kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức hợp lý./.
Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)