Tại buổi tọa đàm về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán Việt Nam phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức ngày 29/9, nhiều đại biểu cho rằng, lãi suất hiện nay vẫn còn quá cao, ảnh hưởng đến đầu vào và ra của nhiều doanh nghiệp.
Dần dần sẽ hạ lãi suất
Theo phân tích của chuyên gia tài chính Cao Sỹ Kiêm, lãi suất vay vốn hiện quá cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Điều này được đặt trong khả năng kinh doanh có lời, khả năng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong xuất khẩu. Lãi suất vay vốn khoảng 14-15%/năm, nếu doanh nghiệp đạt được tỷ suất sinh lời 20%, thì phần còn lại còn phải trang trải cho nhiều loại chi phí khác. Theo đó, nhiều trường hợp vay vốn lãi suất cao có thể lỗ, lợi nhuận suy giảm.
“Hiện 80-90% vốn vay của các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Chỉ một bộ phận có thể tự huy động bằng phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Ngân hàng thì vẫn nguyên tắc, lãi suất vẫn quá cao, hai bên không gặp nhau và cứ giằng co như vậy. Đã có chủ trương hạ, nhưng lãi suất vẫn chưa giảm được. Nhiều doanh nghiệp đi vay thì cứ chờ”, ông Kiêm nói.
Để giải đáp những vướng mắc này, ngày 29/9, trong cuộc trao đổi với báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, mặc dù trong thời gian qua đã có sự phối hợp rất tốt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, nhưng do nhu cầu của nền kinh tế, chúng ta phải phát hành một lượng trái phiếu cực lớn với lãi suất cao. Cũng đã có ý kiến nói việc làm này sẽ khiến lãi suất khó xuống, vì ngân hàng thương mại có chỗ để dịch chuyển đồng vốn an toàn mà vẫn có lãi cao.
Trong khi đó, ngân hàng hiện không còn độc tôn trong việc huy động vốn, mà đang bị cạnh tranh bởi các kênh như bất động sản, chứng khoán, hàng hóa, ngay bản thân doanh nghiệp cũng phát hành huy động vốn trên thị trường. Cạnh tranh như vậy sẽ ảnh hưởng tới chi phí vốn.
“Tuy nhiên, chúng tôi tin mặt bằng lãi suất sẽ giảm dần. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành linh hoạt bằng các công cụ của mình. Hiệp hội Ngân hàng cũng có vai trò trong việc tạo đồng thuận giữa các thành viên để hạ dần lãi suất. Nhưng quan trọng nhất là tính cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Họ cũng phải tìm kiếm và giữ chân khách hàng tốt. Có ngân hàng cho biết họ đã cho vay khách hàng nhóm A chỉ với lãi suất 11,5%. Cạnh tranh như vậy sẽ khiến lãi suất giảm xuống,” Thống đốc khẳng định.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Thống đốc cho biết, tính đến ngày 27/9, tăng trưởng tín dụng đạt 19,27%, đến cuối tháng 9/2010 tăng khoảng 19,5%. Như vậy, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 25% cho cả năm sẽ thực hiện được.
Những tháng cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường để có biện pháp điều hành linh hoạt đảm bảo đúng mục tiêu đề ra.
Thống đốc khẳng định, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng cân bằng giữa hai mục tiêu: Ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế như đã đặt ra từ đầu năm.
Trong tổng dư nợ toàn ngành hiện nay, dư nợ tín dụng khu vực phi sản xuất hiện nay là 385.000 tỷ đồng, tăng 18,2% - thấp hơn mức dư nợ chung của toàn hệ thống. Trong đó dư nợ cho vay bất động sản 218.000 tỷ đồng, tăng 18%; dư nợ cho vay chứng khoán 15.000 tỷ đồng, tăng 19,8%; dư nợ tín dụng tiêu dùng 151.000 tỷ đồng, tăng 19,7%. Một số lĩnh vực sản xuất ưu tiên cho vay đều có mức tăng trưởng dư nợ cao: khu vực nông nghiệp - nông thôn tăng 19%; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 20%.
Đảm bảo an toàn hệ thống là mục tiêu hàng đầu
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, vấn đề đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng luôn được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay từ năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Quyết định trên đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, việc nâng cao tính an toàn của hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn do hoạt động ngân hàng mang tính chất nhạy cảm và có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Thống đốc đưa ra ví dụ, trên thực tế đã có một ngân hàng đã bảo lãnh 5.200 tỷ đồng trong sự cố của một tập đoàn kinh tế lớn và nếu phải thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng đó mất đứt số tiền này, mặc dù đó là cá biệt.
Thống đốc cho biết thêm, hiện nay, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm khoảng 19% tổng nguồn, chỉ cần biến động 30.000-50.000 tỷ đồng thì hệ thống sẽ bị tác động lớn. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, biến động của tiền gửi không kỳ hạn có thể lên tới 80%! Ví dụ, khách hàng gửi 100.000 tỷ đồng thì sẽ có lúc họ rút ra tới 80.000 tỷ đồng.
Các nước không cấm cũng không ra chỉ tiêu sử dụng là bao nhiêu nhưng rất khắt khe trong quản trị rủi ro. Còn ở Việt Nam, do tính chất phát triển không đồng đều nên các tổ chức thích tận dụng và mở rộng càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Vì vậy, dù cho phép sử dụng nguồn vốn này nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ.
Đến nay, về cơ bản, các tổ chức tín dụng Việt Nam đều đặt yêu cầu quản trị rủi ro lên hàng đầu, kể cả những ngân hàng mới như LienVietBank, BaoVietBank, TienPhongBank cũng có hệ thống quản trị rủi ro rất tốt./.
Dần dần sẽ hạ lãi suất
Theo phân tích của chuyên gia tài chính Cao Sỹ Kiêm, lãi suất vay vốn hiện quá cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Điều này được đặt trong khả năng kinh doanh có lời, khả năng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong xuất khẩu. Lãi suất vay vốn khoảng 14-15%/năm, nếu doanh nghiệp đạt được tỷ suất sinh lời 20%, thì phần còn lại còn phải trang trải cho nhiều loại chi phí khác. Theo đó, nhiều trường hợp vay vốn lãi suất cao có thể lỗ, lợi nhuận suy giảm.
“Hiện 80-90% vốn vay của các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Chỉ một bộ phận có thể tự huy động bằng phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Ngân hàng thì vẫn nguyên tắc, lãi suất vẫn quá cao, hai bên không gặp nhau và cứ giằng co như vậy. Đã có chủ trương hạ, nhưng lãi suất vẫn chưa giảm được. Nhiều doanh nghiệp đi vay thì cứ chờ”, ông Kiêm nói.
Để giải đáp những vướng mắc này, ngày 29/9, trong cuộc trao đổi với báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, mặc dù trong thời gian qua đã có sự phối hợp rất tốt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, nhưng do nhu cầu của nền kinh tế, chúng ta phải phát hành một lượng trái phiếu cực lớn với lãi suất cao. Cũng đã có ý kiến nói việc làm này sẽ khiến lãi suất khó xuống, vì ngân hàng thương mại có chỗ để dịch chuyển đồng vốn an toàn mà vẫn có lãi cao.
Trong khi đó, ngân hàng hiện không còn độc tôn trong việc huy động vốn, mà đang bị cạnh tranh bởi các kênh như bất động sản, chứng khoán, hàng hóa, ngay bản thân doanh nghiệp cũng phát hành huy động vốn trên thị trường. Cạnh tranh như vậy sẽ ảnh hưởng tới chi phí vốn.
“Tuy nhiên, chúng tôi tin mặt bằng lãi suất sẽ giảm dần. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành linh hoạt bằng các công cụ của mình. Hiệp hội Ngân hàng cũng có vai trò trong việc tạo đồng thuận giữa các thành viên để hạ dần lãi suất. Nhưng quan trọng nhất là tính cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Họ cũng phải tìm kiếm và giữ chân khách hàng tốt. Có ngân hàng cho biết họ đã cho vay khách hàng nhóm A chỉ với lãi suất 11,5%. Cạnh tranh như vậy sẽ khiến lãi suất giảm xuống,” Thống đốc khẳng định.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Thống đốc cho biết, tính đến ngày 27/9, tăng trưởng tín dụng đạt 19,27%, đến cuối tháng 9/2010 tăng khoảng 19,5%. Như vậy, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 25% cho cả năm sẽ thực hiện được.
Những tháng cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường để có biện pháp điều hành linh hoạt đảm bảo đúng mục tiêu đề ra.
Thống đốc khẳng định, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng cân bằng giữa hai mục tiêu: Ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế như đã đặt ra từ đầu năm.
Trong tổng dư nợ toàn ngành hiện nay, dư nợ tín dụng khu vực phi sản xuất hiện nay là 385.000 tỷ đồng, tăng 18,2% - thấp hơn mức dư nợ chung của toàn hệ thống. Trong đó dư nợ cho vay bất động sản 218.000 tỷ đồng, tăng 18%; dư nợ cho vay chứng khoán 15.000 tỷ đồng, tăng 19,8%; dư nợ tín dụng tiêu dùng 151.000 tỷ đồng, tăng 19,7%. Một số lĩnh vực sản xuất ưu tiên cho vay đều có mức tăng trưởng dư nợ cao: khu vực nông nghiệp - nông thôn tăng 19%; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 20%.
Đảm bảo an toàn hệ thống là mục tiêu hàng đầu
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, vấn đề đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng luôn được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay từ năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Quyết định trên đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, việc nâng cao tính an toàn của hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn do hoạt động ngân hàng mang tính chất nhạy cảm và có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Thống đốc đưa ra ví dụ, trên thực tế đã có một ngân hàng đã bảo lãnh 5.200 tỷ đồng trong sự cố của một tập đoàn kinh tế lớn và nếu phải thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng đó mất đứt số tiền này, mặc dù đó là cá biệt.
Thống đốc cho biết thêm, hiện nay, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm khoảng 19% tổng nguồn, chỉ cần biến động 30.000-50.000 tỷ đồng thì hệ thống sẽ bị tác động lớn. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, biến động của tiền gửi không kỳ hạn có thể lên tới 80%! Ví dụ, khách hàng gửi 100.000 tỷ đồng thì sẽ có lúc họ rút ra tới 80.000 tỷ đồng.
Các nước không cấm cũng không ra chỉ tiêu sử dụng là bao nhiêu nhưng rất khắt khe trong quản trị rủi ro. Còn ở Việt Nam, do tính chất phát triển không đồng đều nên các tổ chức thích tận dụng và mở rộng càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Vì vậy, dù cho phép sử dụng nguồn vốn này nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ.
Đến nay, về cơ bản, các tổ chức tín dụng Việt Nam đều đặt yêu cầu quản trị rủi ro lên hàng đầu, kể cả những ngân hàng mới như LienVietBank, BaoVietBank, TienPhongBank cũng có hệ thống quản trị rủi ro rất tốt./.
Minh Thúy (Vietnam+)