Thorium – nguồn tài nguyên dồi dào mới đầy hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề năng lượng trong tương lai

HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach – Ngày 20 tháng 1 năm 2022 – Tại buổi tọa đàm chuyên đề “Khoa học vì cuộc sống” được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, trước Lễ trao giải VinFuture, Giáo sư Gérard Albert Mourou, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018 cho […]

HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach – Ngày 20 tháng 1 năm 2022 – Tại buổi tọa đàm chuyên đề “Khoa học vì cuộc sống” được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, trước Lễ trao giải VinFuture, Giáo sư Gérard Albert Mourou, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018 cho biết, ông đang nghiên cứu về thorium, một nguồn tài nguyên dồi dào có thể giúp con người giải quyết vấn đề năng lượng trong vòng 20.000 năm.

Các thành viên tham gia tọa đàm thảo luận về tương lai của năng lượng trong Tuần lễ Khoa học -Công nghệ VinFuture tại Việt Nam

Thorium – nguồn năng lượng của tương lai?

Theo Giáo sư Gérard Albert Mourou, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Thorium đang được nghiên cứu để thay thế Uranium trong sản xuất điện hạt nhân. Nếu thành công, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu cho con người trước bài toán giải quyết nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt.

Giáo sư Gérard Albert Mourou cho biết: “Thorium có 3 lợi thế: Thứ nhất là sự dồi dào trong tự nhiên. Để so sánh với các nguồn đầu vào sản xuất điện, nếu Carbon là 1 đơn vị, Uranium là 5, thì Thorium lên tới 1 triệu đơn vị. Thứ hai, Thorium tạo ra chất thải ít hơn rất nhiều so với Uranium. Thứ ba, vòng đời các vật liệu có độc tính của Thorium chỉ tồn tại rất ngắn so với Uranium”.

Giáo sư Gérard Alber lý giải: “Đó là lý do tại sao đây là cơ hội tiềm năng cho chúng ta trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đây là một lĩnh vực mà trước đây chung ta chưa khám phá được và giờ chúng ta có thể tạo ra. Nguồn năng lượng này có thể đáp ứng nhu cầu cho 10 tỉ người trong thời gian từ 10.000 đến 20.000 năm”, 

Nghiên cứu về năng lượng mới chính là một trong những vấn đề cấp bách của nhân loại hiện nay. Đây là một trong những lý do mà buổi toạ đàm khoa học hướng tới Lễ trao giải VinFuture có riêng một phiên thảo luận về năng lượng mới, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, gồm Giáo sư Sir Richard Henry Friend (Đại học Cambridge, Anh) – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture; Giáo sư Nguyễn Thục Quyên (Đại học California, Mỹ) – đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo giải thưởng VinFuture; Giáo sư Antonio Facchetti – Đại học Northwestern; Giáo sư Gérard Albert Mourou (Giải Nobel Vật lý 2018), GS Sir Kostya S.Novoselov (Giải Nobel Vật lý năm 2010)…

Sự phấn khích từ giải pháp điện mặt trời

Tại sự kiện, khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của năng lượng mớ, Giáo sư Sir Richard Henry Friend cho rằng, sứ mệnh tìm năng lượng mới là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết và khó khăn, song rất may mắn vì Khoa học – Công nghệ có thể giải quyết được.

Giáo sư Sir Richard Henry Friend nhận định: “10 năm trước, thông điệp phải giảm mức phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050 được coi là không tưởng. Nhưng tới bây giờ, với các tiến bộ khoa học – công nghệ, thì đây là điều hoàn toàn có thể làm được. Khoa học – Công nghệ đã làm giảm các chi phí. Vào năm 2010, loại hình năng lượng có giá rẻ nhất là điện than, hạt nhân, một phần nhỏ là điện gió. 10 năm sau, điện mặt trời đã giảm chi phí nhiều đáng kể, nhiều hơn mức mà ngay cả người lạc quan nhất từng nghĩ đến”,

Điện mặt trời cũng chính là nguồn năng lượng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học tại toạ đàm. Nếu như Giáo sư Antonio Facchetti cảm thấy rất “phấn khích với năng lượng mặt trời”, thì Giáo sư Sir Kostya S.Novoselov (Giải Nobel Vật lý 2010) lại hướng sự chú ý vào phương án lưu trữ để nâng cao mức độ hiệu quả của nguồn năng lượng tái tạo. Trong đó,graphene – vật liệu đã mang tới cho Giáo sư Kostya S. Novoselov giải Nobel Vật lý 2010 – là một trong những giải pháp tối ưu. 

Giáo sư Kostya S. Novoselov cho biết: “Điện mặt trời tích hợp với pin tích nhiệt có thể khai thác tối ưu và tác động lớn tới hiệu quả năng lượng… Pin hiện đại có kết cấu và thiết kế phức tạp, nhưng pin hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào việc phát điện. Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ giới hạn ở siêu vật liệu này (graphene), mà còn nhiều vật liệu khác”,

Trong khi đó, theo Giáo sư Nguyễn Thục Quyên (Đại học California, (Mỹ), từng quốc gia phải dùng chính thế mạnh để tạo nên nguồn năng lượng cho mình.

Vị đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture này nhận xét: ““Ví dụ Việt Nam có bờ biển dài, khu vực miền Trung có nhiều ngày nắng, nên lợi thế điện gió là một thế mạnh cần được tận dụng một cách hiệu quả”.

Cũng tại toạ đàm “Khoa học vì cuộc sống” diễn ra vào ngày 19/1, ngoài phiên thảo luận về “Tương lai của năng lượng mớ”i, còn diễn ra các phiên về “Tương lai của Sức khoẻ” và “Tương lai của Trí tuệ nhân tạo (AI)”, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó đáng chú ý là Tiến sĩ Katalin Kariko, người đã đặt nền móng cho vaccine công nghệ mRNA ngừa COVID19 đã có đóng góp rất lớn trong cuộcchiến ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch trên toàn thế giới.

Vào lúc 20h10 tối 20/1/2022, Lễ trao giải thưởng Khoa học – Công nghệ toàn cầu VinFuture đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam, phát trực tuyến trên các nền tảng kỹ thuật số của VTV, VinFuture, các kênh truyền thông quốc tế như CNN, CNBC, Euronews và TechNode..

Media OutReach hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Tin cùng chuyên mục