Ngay sau khi đến Hua Hin, Thái Lan, chiều 4/4, bên lề Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới James Adam.
Bày tỏ vui mừng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao đầu tiên của Ủy hội sông Mekong quốc tế, được tổ chức tại Thái Lan, tại cuộc gặp Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, góp phần thiết thực tăng cường hợp tác trong Ủy hội sông Mekong.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Thái Lan, trong đó có sự hợp tác tại Ủy hội sông Mekong.
Chính sự hợp tác giữa hai nước cũng như với Lào và Campuchia đã giúp các nước đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện Hiệp định Mekong - văn kiện pháp lý quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác, đảm bảo phát triển bền vững cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.
Hai thủ tướng nhất trí cho rằng Hội nghị cấp cao lần này, cùng các chiến lược phát triển lưu vực của Ủy hội sông Mekong quốc tế, sẽ đề ra những định hướng quan trọng cho việc hợp tác giữa các nước trong thời gian tới.
Việt Nam, Thái Lan và các nước thành viên ủy hội sẽ triển khai những định hướng đó, thực hiện những thỏa thuận đạt được và thúc đẩy các công việc đang tiến hành, trong đó có việc xây dựng hướng dẫn thực hiện các bộ quy chế về hướng dòng chảy, đồng thời đẩy nhanh việc thông qua quy chế về đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Hai bên nhất trí khuyến khích Myanmar và Trung Quốc tham gia sâu rộng hơn vào Ủy hội sông Mekong.
Thủ tướng Abhisit cho rằng các nước cần tăng cường trao đổi thông tin, tiến hành đánh giá về nguyên nhân và đề xuất những biện pháp ứng phó cũng như thúc đẩy hợp tác với các nước ở khu vực thượng lưu.
Ông khẳng định sẽ luôn ủng hộ Việt Nam trong năm Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2010 và Thái Lan sẽ tham dự lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Hai thủ tướng bày tỏ quan hệ hữu nghị hợp tác song phương nhiều mặt đã phát triển trong thời gian qua, nhất trí tiếp tục tăng cường các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...
Hai bên nhất trí sẽ họp nội các và giao cho Bộ Ngoại giao hai nước trao đổi thời gian cụ thể và nhất trí kết nối hành lang Đông Tây từ Mukdahan, Thái Lan, đi Việt Nam để lưu thông hàng hóa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu tư Thái Lan tăng cường đầu tư vào Việt Nam, làm cho quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước và hòa bình ổn định trong khu vực.
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh, hai bên bày tỏ vui mừng về quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời nhất trí cần nâng cao hiệu quả hợp tác, phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 1 tỷ USD trong năm 2010.
Mặc dù năm 2009 gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào vẫn giữ được mức tương đương năm 2008, khoảng trên 420 triệu USD.
Hai thủ tướng thống nhất sẽ chỉ đạo các ngành chức năng của hai nước tiến hành tổng kết 6 chương trình hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2006-2010; xây dựng các chương trình hợp tác giai đoạn 2011-2015 và Chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2020 gắn với việc xây dựng Kế hoạch và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước.
Hai thủ tướng cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh; chỉ đạo các bộ, ngành hai nước kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trong cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ mới đây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Lào tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào.
Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ với Ủy hội sông Mekong và cho rằng hội nghị cấp cao diễn ra trong bối cảnh rất quan trọng bởi thời điểm hiện nay nước sông Mekong đang cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, vì vậy, việc hợp tác giữa các nước rất cấp thiết vì lợi ích chung của các nước trong lưu vực sông.
Hai thủ tướng nhấn mạnh năm 2010 diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của cả hai nước, do đó, Việt Nam và Lào cần phối hợp chặt chẽ với nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, trên cơ sở lấy quan hệ chính trị tốt đẹp làm nền tảng, hiệu quả kinh tế là trọng tâm.
Hai thủ tướng nhất trí tiếp tục tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Phát biểu tại cuộc tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Adam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của WB đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách đầu tư công.
Nhấn mạnh sự quan tâm của Việt Nam đối với vấn đề nước biển dâng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc kịp thời ứng phó với vấn đề này không chỉ đảm bảo ổn định đời sống của người dân trong khu vực mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới, bởi hàng năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu 6 triệu tấn gạo.
Ông James Adam khẳng định WB cam kết sẽ bố trí nguồn lực tốt nhất để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, nghiên cứu tác động của vấn đề nước biển dâng. Đây là các dự án ưu tiên của WB và cam kết sẽ cùng phối hợp để tìm kiếm các nguồn lực phù hợp giúp Việt Nam đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch WB đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, nhất là thành công trong đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo ông, Việt Nam là nước đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ của WB. Các dự án được triển khai tại Việt Nam đã mang lại những tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và WB đã thông qua khoản vay ưu đãi trị giá 500 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam triển khai chương trình cải cách đầu tư công.
Chương trình này không chỉ giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư mà còn hỗ trợ Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Về các chương trình hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, ông Adam cam kết WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp./.
Bày tỏ vui mừng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao đầu tiên của Ủy hội sông Mekong quốc tế, được tổ chức tại Thái Lan, tại cuộc gặp Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, góp phần thiết thực tăng cường hợp tác trong Ủy hội sông Mekong.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Thái Lan, trong đó có sự hợp tác tại Ủy hội sông Mekong.
Chính sự hợp tác giữa hai nước cũng như với Lào và Campuchia đã giúp các nước đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện Hiệp định Mekong - văn kiện pháp lý quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác, đảm bảo phát triển bền vững cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.
Hai thủ tướng nhất trí cho rằng Hội nghị cấp cao lần này, cùng các chiến lược phát triển lưu vực của Ủy hội sông Mekong quốc tế, sẽ đề ra những định hướng quan trọng cho việc hợp tác giữa các nước trong thời gian tới.
Việt Nam, Thái Lan và các nước thành viên ủy hội sẽ triển khai những định hướng đó, thực hiện những thỏa thuận đạt được và thúc đẩy các công việc đang tiến hành, trong đó có việc xây dựng hướng dẫn thực hiện các bộ quy chế về hướng dòng chảy, đồng thời đẩy nhanh việc thông qua quy chế về đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Hai bên nhất trí khuyến khích Myanmar và Trung Quốc tham gia sâu rộng hơn vào Ủy hội sông Mekong.
Thủ tướng Abhisit cho rằng các nước cần tăng cường trao đổi thông tin, tiến hành đánh giá về nguyên nhân và đề xuất những biện pháp ứng phó cũng như thúc đẩy hợp tác với các nước ở khu vực thượng lưu.
Ông khẳng định sẽ luôn ủng hộ Việt Nam trong năm Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2010 và Thái Lan sẽ tham dự lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Hai thủ tướng bày tỏ quan hệ hữu nghị hợp tác song phương nhiều mặt đã phát triển trong thời gian qua, nhất trí tiếp tục tăng cường các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...
Hai bên nhất trí sẽ họp nội các và giao cho Bộ Ngoại giao hai nước trao đổi thời gian cụ thể và nhất trí kết nối hành lang Đông Tây từ Mukdahan, Thái Lan, đi Việt Nam để lưu thông hàng hóa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu tư Thái Lan tăng cường đầu tư vào Việt Nam, làm cho quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước và hòa bình ổn định trong khu vực.
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Buasone Bouphavanh, hai bên bày tỏ vui mừng về quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời nhất trí cần nâng cao hiệu quả hợp tác, phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 1 tỷ USD trong năm 2010.
Mặc dù năm 2009 gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào vẫn giữ được mức tương đương năm 2008, khoảng trên 420 triệu USD.
Hai thủ tướng thống nhất sẽ chỉ đạo các ngành chức năng của hai nước tiến hành tổng kết 6 chương trình hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2006-2010; xây dựng các chương trình hợp tác giai đoạn 2011-2015 và Chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2020 gắn với việc xây dựng Kế hoạch và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước.
Hai thủ tướng cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh; chỉ đạo các bộ, ngành hai nước kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trong cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ mới đây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía Lào tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào.
Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ với Ủy hội sông Mekong và cho rằng hội nghị cấp cao diễn ra trong bối cảnh rất quan trọng bởi thời điểm hiện nay nước sông Mekong đang cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, vì vậy, việc hợp tác giữa các nước rất cấp thiết vì lợi ích chung của các nước trong lưu vực sông.
Hai thủ tướng nhấn mạnh năm 2010 diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của cả hai nước, do đó, Việt Nam và Lào cần phối hợp chặt chẽ với nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, trên cơ sở lấy quan hệ chính trị tốt đẹp làm nền tảng, hiệu quả kinh tế là trọng tâm.
Hai thủ tướng nhất trí tiếp tục tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Phát biểu tại cuộc tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Adam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của WB đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách đầu tư công.
Nhấn mạnh sự quan tâm của Việt Nam đối với vấn đề nước biển dâng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc kịp thời ứng phó với vấn đề này không chỉ đảm bảo ổn định đời sống của người dân trong khu vực mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới, bởi hàng năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu 6 triệu tấn gạo.
Ông James Adam khẳng định WB cam kết sẽ bố trí nguồn lực tốt nhất để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, nghiên cứu tác động của vấn đề nước biển dâng. Đây là các dự án ưu tiên của WB và cam kết sẽ cùng phối hợp để tìm kiếm các nguồn lực phù hợp giúp Việt Nam đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch WB đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, nhất là thành công trong đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo ông, Việt Nam là nước đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ của WB. Các dự án được triển khai tại Việt Nam đã mang lại những tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và WB đã thông qua khoản vay ưu đãi trị giá 500 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam triển khai chương trình cải cách đầu tư công.
Chương trình này không chỉ giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư mà còn hỗ trợ Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Về các chương trình hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới, ông Adam cam kết WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp./.
(TTXVN/Vietnam+)