Chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ trong hai ngày 3 và 4/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm chỉ đạo thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó chú trọng làm tốt kiểm soát giá, không để tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
Tại phiên họp, Chính phủ đã dành trọn một ngày tập trung thảo luận về các báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước; tình hình thực hiện Nghị quyết tháng 6, chương trình công tác của Chính phủ tháng 7/2010; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng tháng 7/2010; công tác cải cách hành chính tháng 7/2010 và báo cáo về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Các ý kiến của thành viên Chính phủ và đại biểu dự phiên họp đều nhất trí với đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trình bày.
Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội 7 tháng đầu năm phát triển theo chiều hướng tích cực. Các mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát đều thực hiện tốt. Huy động và giải ngân vốn đầu tư phát triển tiếp tục có một số chuyển biến tích cực (7 tháng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 77,6 nghìn tỷ đồng, bằng 62% kế hoạch năm; lũy kế 7 tháng đầu năm ước giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được 12.000 tỷ đồng.
Trong 7 tháng, cả nước có 533 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt trên 8,4 tỷ USD; giải ngân vốn ODA 7 tháng ước đạt 1.638 triệu USD.
Xuất khẩu tiếp tục được cải thiện, với tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu có xu hướng giảm (7 tháng nhập siêu ước khoảng 7,4 tỷ USD, bằng 19,45% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Giá cả thị trường được bình ổn, lạm phát được kiềm chế trong giới hạn cho phép (so với tháng 12/2009, CPI tháng 7/2010 tăng 4,84%. Tính bình quân, CPI 7 tháng đầu năm 2010 tăng 8,67% so với cùng kỳ năm 2009).
Tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống người dân đã từng bước được khắc phục. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao hơn so với kế hoạch cả năm (7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước).
Ngành dịch vụ tăng khá, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và du lịch đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng với lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 877,5 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2009. Nông nghiệp phát triển khá ổn định; dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được kiểm soát và đẩy lùi. An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm. Sức khỏe và đời sống người dân ngày được quan tâm tốt hơn.
Các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm và có sự phát triển tốt. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề tồn tại, khó khăn, như nhập siêu có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao. Giá cả thị trường thế giới và giá vật tư đầu vào tăng gây áp lực đến mặt bằng giá cả trong nước. Tình trạng thiếu vốn và lãi suất tín dụng cao vẫn là những khó khăn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp. Thiên tai, dịch bệnh vẫn có nguy cơ lây lan và diễn biến khá phức tạp...
Trong các tháng cuối năm 2010, cùng với việc tổ chức tốt các Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, giảm dần tốc độ tăng giá, thực hiện chính sách tiền tệ vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vừa bảo đảm tín dụng và cung ứng nguồn vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển.
Căn cứ diễn biến của thị trường, các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu để thực hiện các giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm giảm lãi suất tín dụng xuống mức hợp lý; ổn định tỷ giá ngoại tệ trong biên độ cho phép đi đôi với biện pháp cân đối ngoại tệ...
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện 7 giải pháp cụ thể là tiếp tục thực hiện tốt việc thu mua, dự trữ, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ yếu bảo đảm cho nông dân có lãi ở mức hợp lý; chủ động phòng chống thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi không để lây lan trên diện rộng; triển khai các biện pháp kỹ thuật kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu.
Thêm vào đó, các bộ, ngành tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, duy trì đà tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm; đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn hoặc tăng mạnh trong thời gian gần đây mà trong nước đã sản xuất được và có dấu hiệu dư thừa cùng với các mặt hàng không thiết yếu; tiếp tục tuyên truyền, quảng bá và thực hiện tốt các lễ hội du lịch lớn, trọng đại của quốc gia; nghiên cứu và sớm đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề xã hội nổi lên trong thời gian gần đây như game online và Internet, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông...
Kết luận phần thảo luận kinh tế-xã hội, về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong các tháng tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương phải kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sớm trình Chính phủ phê chuẩn chuẩn nghèo mới; giao Tổng cục Thống kê có trách nhiệm định kỳ công bố kết quả thực hiện xóa nghèo trên phạm vi cả nước theo chuẩn nghèo mới.
Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến về những sai phạm nghiêm trọng tại Tập đoàn Vinashin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận và cho ý kiến chỉ đạo về vụ việc này.
Cũng tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2010, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về đề án "Những giải pháp, chính sách để nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế''; Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020; đề án ''Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông''; Báo cáo tổng kết thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân cấp huyện, quận, phường; các dự án Luật Thủ đô, Luật phòng, chống buôn bán người, Luật Tố cáo và một số nội dung quan trọng khác./.
Tại phiên họp, Chính phủ đã dành trọn một ngày tập trung thảo luận về các báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước; tình hình thực hiện Nghị quyết tháng 6, chương trình công tác của Chính phủ tháng 7/2010; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng tháng 7/2010; công tác cải cách hành chính tháng 7/2010 và báo cáo về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Các ý kiến của thành viên Chính phủ và đại biểu dự phiên họp đều nhất trí với đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trình bày.
Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội 7 tháng đầu năm phát triển theo chiều hướng tích cực. Các mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát đều thực hiện tốt. Huy động và giải ngân vốn đầu tư phát triển tiếp tục có một số chuyển biến tích cực (7 tháng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 77,6 nghìn tỷ đồng, bằng 62% kế hoạch năm; lũy kế 7 tháng đầu năm ước giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được 12.000 tỷ đồng.
Trong 7 tháng, cả nước có 533 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt trên 8,4 tỷ USD; giải ngân vốn ODA 7 tháng ước đạt 1.638 triệu USD.
Xuất khẩu tiếp tục được cải thiện, với tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu có xu hướng giảm (7 tháng nhập siêu ước khoảng 7,4 tỷ USD, bằng 19,45% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Giá cả thị trường được bình ổn, lạm phát được kiềm chế trong giới hạn cho phép (so với tháng 12/2009, CPI tháng 7/2010 tăng 4,84%. Tính bình quân, CPI 7 tháng đầu năm 2010 tăng 8,67% so với cùng kỳ năm 2009).
Tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống người dân đã từng bước được khắc phục. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao hơn so với kế hoạch cả năm (7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước).
Ngành dịch vụ tăng khá, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và du lịch đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng với lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 877,5 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2009. Nông nghiệp phát triển khá ổn định; dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được kiểm soát và đẩy lùi. An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm. Sức khỏe và đời sống người dân ngày được quan tâm tốt hơn.
Các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm và có sự phát triển tốt. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề tồn tại, khó khăn, như nhập siêu có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao. Giá cả thị trường thế giới và giá vật tư đầu vào tăng gây áp lực đến mặt bằng giá cả trong nước. Tình trạng thiếu vốn và lãi suất tín dụng cao vẫn là những khó khăn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp. Thiên tai, dịch bệnh vẫn có nguy cơ lây lan và diễn biến khá phức tạp...
Trong các tháng cuối năm 2010, cùng với việc tổ chức tốt các Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, giảm dần tốc độ tăng giá, thực hiện chính sách tiền tệ vừa bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vừa bảo đảm tín dụng và cung ứng nguồn vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển.
Căn cứ diễn biến của thị trường, các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu để thực hiện các giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm giảm lãi suất tín dụng xuống mức hợp lý; ổn định tỷ giá ngoại tệ trong biên độ cho phép đi đôi với biện pháp cân đối ngoại tệ...
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện 7 giải pháp cụ thể là tiếp tục thực hiện tốt việc thu mua, dự trữ, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ yếu bảo đảm cho nông dân có lãi ở mức hợp lý; chủ động phòng chống thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi không để lây lan trên diện rộng; triển khai các biện pháp kỹ thuật kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu.
Thêm vào đó, các bộ, ngành tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, duy trì đà tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm; đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn hoặc tăng mạnh trong thời gian gần đây mà trong nước đã sản xuất được và có dấu hiệu dư thừa cùng với các mặt hàng không thiết yếu; tiếp tục tuyên truyền, quảng bá và thực hiện tốt các lễ hội du lịch lớn, trọng đại của quốc gia; nghiên cứu và sớm đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề xã hội nổi lên trong thời gian gần đây như game online và Internet, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông...
Kết luận phần thảo luận kinh tế-xã hội, về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong các tháng tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương phải kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sớm trình Chính phủ phê chuẩn chuẩn nghèo mới; giao Tổng cục Thống kê có trách nhiệm định kỳ công bố kết quả thực hiện xóa nghèo trên phạm vi cả nước theo chuẩn nghèo mới.
Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến về những sai phạm nghiêm trọng tại Tập đoàn Vinashin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận và cho ý kiến chỉ đạo về vụ việc này.
Cũng tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2010, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về đề án "Những giải pháp, chính sách để nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế''; Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020; đề án ''Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông''; Báo cáo tổng kết thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân cấp huyện, quận, phường; các dự án Luật Thủ đô, Luật phòng, chống buôn bán người, Luật Tố cáo và một số nội dung quan trọng khác./.
Quang Liên (TTXVN/Vietnam+)