Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt trên 5%

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP đạt trên 5%.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt trên 5% ảnh 1Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm.

Tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng

Đầu kỳ họp, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng và dự báo cả năm 2023. Trong tháng 10, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn những hạn chế, bất cập; sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn; thị trường lao động, việc làm trong một số lĩnh vực suy giảm; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao; thiên tai, bão lũ, sạt lở đất tiếp tục ảnh hưởng lớn đến khu vực miền Trung…

Thủ tướng cho hay trong thời gian còn lại của năm 2023, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa chuẩn bị cơ sở, tiền đề cho những năm tiếp theo.

Theo Thủ tướng, tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng; thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng tổng cầu, nhất là các chính sách tài khóa, tiền tệ; tăng khả năng tiếp cận tín dụng, đất đai, mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thu hút vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài; bảo đảm ổn định giá cả, thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu.

Đồng thời, theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với những vấn đề mới phát sinh; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024.

Nhiều quy định, chính sách còn chậm được sửa đổi, bổ sung

Về rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng khẳng định đây là vấn đề rất quan trọng, góp phần khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm đời sống cho người lao động, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước đặc biệt quan tâm.

[Phó Thủ tướng: Các Bộ trưởng trả lời chất vấn rất chi tiết, cụ thể]

Tuy nhiên, đúng như các đại biểu Quốc hội đã nêu, một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung. Thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, giải quyết vướng mắc pháp lý, nhất là về định giá đất, nhà ở, bất động sản, quy hoạch, đấu thầu, đầu tư, xây dựng…; rà soát, đơn giản hóa điều kiện, quy định kinh doanh, quy trình thủ tục về thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư, xây dựng; các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách hành chính...

Cùng với đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương; tiếp tục hoàn thiện quy định để khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp né tránh, không phối hợp, đùn đẩy trách nhiệm, làm chậm, kém hiệu quả...

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng ngành giao thông

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai các dự án giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia (36 dự án với 83 dự án thành phần).

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, động viên, khích lệ các đơn vị thi công và người lao động nỗ lực hết mình để hoàn thành, sớm đưa công trình vào sử dụng và đạt được những kết quả quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt trên 5% ảnh 2Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Tuy nhiên, một số dự án còn chậm tiến độ, đội vốn, chia nhỏ gói thầu, chất lượng chưa đồng đều; việc triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc pháp lý, tổ chức thực hiện trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, cung ứng nguyên vật liệu. Một số đoạn, tuyến cao tốc chưa xây dựng đủ 4 làn xe, chưa có trạm dừng nghỉ, làn dừng khẩn cấp; hoàn trả đường dân sinh, hậu cần còn bất cập...

Để khắc phục những tình trạng trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp: Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan, nhất là về trình tự thủ tục đầu tư, thủ tục vốn ODA, bảo đảm nhanh, kịp thời, hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư; xử lý các khó khăn về đường gom, đường tránh, nút giao cho người dân; tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc về nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời kiểm soát chặt chẽ biến động giá nguyên, vật liệu; nâng cao năng lực, chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát...

Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ hoàn thành mục tiêu ít nhất có 3.000km đường bộ cao tốc theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bảo đảm an ninh năng lượng

Liên quan đến vấn đề này, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa về việc cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, về cơ bản, an ninh năng lượng được đảm bảo; tuy nhiên trong năm nay đã xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại miền Bắc vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, đúng như các vị đại biểu Quốc hội đã nêu.

Chính phủ đã chỉ đạo kiên quyết một số giải pháp nhằm góp phần đảm bảo giữ vững an ninh năng lượng quốc gia, gồm: khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII; rà soát, hoàn thiện thể chế cho phát triển công nghiệp điện tái tạo theo tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị; nâng cao hiệu quả các khâu truyền tải, điều độ và phân phối, trong đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây 500 kV từ miền Trung ra miền Bắc; sớm hoàn thiện thị trường mua bán điện cạnh tranh, cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển nguồn điện áp mái tự sản, tự tiêu...

Ưu tiên nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao

Báo cáo nêu rõ: Đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến phát triển nhanh và bền vững, được Đảng, Nhà nước xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu và đã đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những hạn chế, bất cập, như các vị đại biểu Quốc hội băn khoăn, trăn trở; trong đó cơ cấu, trình độ nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mới; thị trường khoa học công nghệ còn bất cập; chưa có nhiều sản phẩm thành công; các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp chưa nhiều…

Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp: Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo đột phá phát triển nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, lao động trình độ cao cả trong và ngoài nước; ưu tiên bố trí nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực mới nổi như Chuyển đổi Số, Trí tuệ Nhân tạo, chip bán dẫn, chuyển đổi năng lượng sạch, hydrogen...; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và khoa học công nghệ; đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo; phát huy hiệu quả Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC)…

Giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết với tinh thần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, Chính phủ đã trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật về đấu thầu, giá, khám bệnh, chữa bệnh và các nghị quyết cho phép gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc hết hiệu lực lưu hành; ban hành Nghị quyết về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế; chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, mua sắm thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế.

Để góp phần khắc phục những vướng mắc trong lĩnh vực y tế, thời gian tới Chính phủ tập trung chỉ đạo: Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các Luật Dược, Luật Bảo hiểm Y tế và xây dựng, trình Quốc hội sớm ban hành Luật Trang thiết bị y tế để giải quyết các vấn đề thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế và bảo hiểm y tế một cách căn cơ, có hệ thống, bảo đảm hiệu quả. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền tiếp tục khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong mua sắm, đấu thầu, đàm phán giá thuốc, bảo đảm công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo tiếp tục thúc đẩy phát triển mạnh ngành công nghiệp dược, trang thiết bị y tế; tập trung xây dựng cơ sở y tế mới góp phần giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; chú trọng đào tạo, phát triển nhân lực ngành y tế, có chính sách đãi ngộ, trọng dụng, tôn vinh và phát huy vai trò của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế.

Năm chỉ tiêu khó đạt kế hoạch đề ra

Theo Thủ tướng Chính phủ, 5 chỉ tiêu này gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP); GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Nhằm nỗ lực tối đa trong việc thực hiện các chỉ tiêu, Chính phủ chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, gồm: tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước; mở rộng xuất khẩu; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt trên 5% ảnh 3Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường, kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh; đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi và công nghiệp hỗ trợ.

Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp; tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò của 6 vùng kinh tế-xã hội, tạo các động lực mới cho phát triển nhanh, bền vững.

Phấn đấu tăng năng suất lao động xã hội

Trong nhiều năm qua, năng suất lao động xã hội của Việt Nam tăng trưởng liên tục và cao hơn so với bình quân của khu vực, thế giới. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn chưa đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là khu vực công nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là thu hút lao động nông nhàn, phi chính thức sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển Kinh tế Số, Kinh tế Xanh, Kinh tế Tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi; sớm hoàn thiện, ban hành Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động..., qua đó góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động xã hội, khả năng cạnh tranh và tiềm lực kinh tế của đất nước./.

Sáng 8/11/2023, tiếp tục phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Sáng 8/11/2023, tiếp tục phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Lâm Thành đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Lâm Thành đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Dương Khắc Mai đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Dương Khắc Mai đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Ngọc Sơn đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Ngọc Sơn đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Quang cảnh phiên chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Quang cảnh phiên chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Trần Thị Kim Nhung đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Trần Thị Kim Nhung đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Cầm Thị Mẫn đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Cầm Thị Mẫn đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Mai Thị Phương Hoa đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Mai Thị Phương Hoa đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục