Nhân dịp dự Triển lãm Thế giới Thượng Hải 2010, thăm thành phố Thượng Hải và hai tỉnh Chiết Giang, Giang Tô (Trung Quốc), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc về mục đích, ý nghĩa của Triển lãm và quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc.
TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:
- Xin Thủ tướng cho biết lý do tại sao coi trọng Triển lãm Thế giới Thượng Hải trong bối cảnh tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế vẫn đang tiếp tục?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo, tôi rất vui mừng tham dự khai mạc Expo Thượng Hải 2010.
Expo Thượng Hải 2010 là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của thế giới trong năm nay. Với sự tham gia của trên 190 quốc gia và 50 tổ chức quốc tế và dự kiến có khoảng 70 triệu lượt khách tham quan, đây là triển lãm có quy mô lớn nhất trong lịch sử triển lãm thế giới.
Được tổ chức trong bối cảnh thế giới vẫn đang nỗ lực khắc phục các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, tôi tin tưởng rằng Expo Thượng Hải 2010 năm nay sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu thương mại, đầu tư giữa các quốc gia, giúp các quốc gia và doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, từng bước phục hồi và tăng trưởng.
Tham gia Expo Thượng Hải 2010, Việt Nam có dịp giới thiệu với nhân dân Trung Quốc và bạn bè quốc tế về Việt Nam nghìn năm văn hiến đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, về một đất nước có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam cần cù lao động, thân thiện và mến khách.
Việt Nam tham dự Expo Thượng Hải 2010 là hoạt động thiết thực kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
- Hội chợ Thế giới Thượng Hải được coi là "Ngày hội Olympic của giới kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa". Trong hội chợ lần này, nhân dân Việt Nam chuẩn bị những gì để giới thiệu Việt Nam với Trung Quốc và thế giới? Xin Thủ tướng giới thiệu đôi nét về Nhà Triển lãm Việt Nam với khách tham quan Trung Quốc cũng như từ những nước khác trên thế giới?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam đặc biệt chú trọng và đã tích cực chuẩn bị tham gia Expo Thượng Hải 2010. Triển lãm Việt Nam tại Expo Thượng Hải 2010 có chủ đề “1000 năm Thăng Long-Hà Nội” với các nội dung chính: Đô thị hóa với sự phát triển kinh tế-xã hội; Hà Nội xưa-Hà Nội nay-Hà Nội ngày mai; Di sản văn hóa tiêu biểu ở các thành phố lớn của Việt Nam gắn với phát triển du lịch; Đô thị hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam; Đô thị hóa và các thách thức của Việt Nam; Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phát triển đô thị.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi xin chuyển lời cảm ơn tới Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã dành riêng cho Việt Nam một lô đất 1000 m2 để chúng tôi thiết kế, xây dựng Nhà Triển lãm Việt Nam.
Nhà Triển lãm Việt Nam có cấu trúc mang đậm bản sắc truyền thống của Việt Nam, với những hình ảnh đặc trưng của Việt Nam như Hồ Gươm, Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, các hiện vật đặc trưng cho ba vùng văn hóa tiêu biểu như văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo và các di sản của văn hóa Việt Nam.
Tôi hy vọng Nhà Triển lãm Việt Nam sẽ thu hút được nhiều khách tham quan quốc tế, đặc biệt là nhân dân Trung Quốc anh em, qua đó các bạn sẽ có được bức tranh tổng thể và những thông tin mới nhất về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa của đất nước chúng tôi hiện nay, đồng thời có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, một điểm đến hấp dẫn, tin cậy đối với giới đầu tư và khách du lịch quốc tế.
- Hội chợ Thế giới Thượng Hải mang chủ đề “Thành phố tươi đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”. Xin Thủ tướng cho biết đô thị như thế nào sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con người?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tôi rất tâm đắc với chủ đề chính của Expo Thượng Hải 2010 là “Thành phố tươi đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”. Chủ đề này có tính khoa học, tính nhân văn cao và hết sức thiết thực, góp phần khơi dậy trong mỗi chúng ta ý thức về việc gìn giữ và bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại, để đổi mới và phát triển bền vững, có hiệu quả đô thị trong thế kỷ 21.
Theo tôi, đô thị phải “xanh, sạch, đẹp,” vừa hiện đại vừa giàu bản sắc riêng, là sự kết hợp hài hòa giữa môi trường thiên nhiên, nét đẹp văn hóa truyền thống với sự phát triển kinh tế bền vững.
Theo hướng đó, năm 2009, chúng tôi đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu tận dụng và khai thác một cách hiệu quả quỹ đất, nguồn tài nguyên, đồng thời hết sức chú trọng việc bảo vệ môi trường, giữ gìn các di tích văn hóa, kiến trúc cổ, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, kết nối với những cảnh quan thiên nhiên phong phú và kỳ thú, để cho màu xanh của môi trường thiên nhiên hòa nhập với không gian kinh tế, văn hóa của đô thị.
- Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã tác động tới kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Xin Thủ tướng cho biết chúng ta nên rút ra bài học gì từ cuộc khủng hoảng này?
Trong cuộc khủng hoảng này Trung Quốc đã nhận được không ít lời ca ngợi cũng như đánh giá trái ngược. Sau cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, thế giới gửi nhiều mong đợi và kinh tế Trung Quốc trong “Năm Hội chợ Thế giới”. Một cơ quan truyền thông Mỹ từng đăng bài viết Hội chợ Thế giới sẽ là một “Olympic kinh tế”. Thủ tướng có nhận xét gì về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Qua cuộc khủng hoảng này, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để điều chỉnh định hướng phát triển đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Một là, cuộc khủng khoảng tài chính-kinh tế vừa qua đã cho thấy sự yếu kém, bất cập của công tác giám sát, dự báo và cảnh báo về khả năng xảy ra khủng khoảng kinh tế. Do vậy, chúng ta phải quan tâm hơn và tăng cường nguồn lực để làm tốt công tác này ở cấp quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Hai là, phải luôn coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng. Cần có chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ phù hợp, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với phát huy vai trò quản lý của Nhà nước nhằm khắc phục những khiếm khuyết của thị trường; thường xuyên rà soát, cập nhật các đánh giá và phân tích để điều chỉnh chính sách kịp thời.
Ba là, mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau, do đó các giải pháp đối phó với khủng hoảng, ngăn chặn suy giảm kinh tế phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng quốc gia. Là một nước đang phát triển với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn hạn chế, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thị trường nội địa.
Bốn là, các nước nghèo, người nghèo, khu vực nông thôn là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng. Do vậy, cùng với các giải pháp kích thích kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô cần đặc biệt quan tâm tới bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp nông thôn.
Năm là, khi đã xác định được mục tiêu và giải pháp đúng đắn thì phải chỉ đạo điều hành quyết liệt, đồng bộ, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền tạo đồng thuận cao trong xã hội và phát huy được sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Sáu là, trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, ngày càng sâu rộng, việc đối phó với khủng hoảng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của từng quốc gia, đồng thời, phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tập trung nguồn lực và phối hợp hành động chung trên phạm vi khu vực và toàn cầu, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế.
Trong thời gian qua, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện đồng bộ và quyết liệt các nhóm giải pháp đúng đắn và kịp thời để đối phó với khủng hoảng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2009, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao ở mức 5,32%, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 đạt 21,4 tỷ USD, vốn ODA cam kết đạt kỷ lục hơn 8 tỷ USD cho năm tài khóa 2010.
Bên cạnh việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, chống tái lạm phát, chúng tôi cũng đồng thời tiến hành các biện pháp tạo tiền đề để tăng trưởng nhanh và bền vững cho thời kỳ hậu khủng hoảng và những năm tiếp theo.
Trong hơn 60 năm qua, nhất là trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc anh em giành được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội; vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao.
Là những người đồng chí, anh em, chúng tôi rất vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng, sự phát triển của Trung Quốc sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới và khu vực.
Các bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc, đặc biệt là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì tăng trưởng cao, là một trong những nước đầu tiên ra khỏi khủng hoảng, cũng có giá trị tham khảo đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển.
- Trung Quốc-Việt Nam là hai nước láng giềng. Các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên qua lại thăm viếng lẫn nhau. Thủ tướng cũng từng nhiều lần sang thăm Trung Quốc. Xin Thủ tướng đánh giá tình hình phát triển quan hệ Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời. Việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm lẫn nhau là động lực chính trị quan trọng, góp phần tăng cường tình hữu nghị và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa hai nước.
Tôi đã nhiều lần thăm Trung Quốc và mỗi chuyến thăm đều để lại ấn tượng sâu sắc về sự phát triển nhanh chóng của đất nước các bạn. Đặc biệt, tôi đánh giá cao tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, năng động của nhân dân Trung Quốc.
Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, quí báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc anh em đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Chúng tôi vui mừng nhận thấy, thời gian qua, trên cơ sở phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung tiếp tục phát triển tốt đẹp; hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước có nhiều tiến triển. Thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc không ngừng tăng nhanh, năm 2009 đạt trên 21 tỷ USD, tăng trung bình trên 30%/năm trong 10 năm qua.
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng ngày càng tăng. Tính đến cuối tháng 3/2010, Trung Quốc đã có trên 700 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD; hầu hết các dự án đang được triển khai thuận lợi và thành công, mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp và hai nước. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà đầu tư lớn của Việt Nam.
Hợp tác giữa các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương hai nước tiếp tục được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, việc hai nước ký 3 văn kiện liên quan đến biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc tháng 11/2009 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc đưa Hiệp ước Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc ký năm 1999 đi vào cuộc sống, để xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm và nỗ lực của cả hai bên, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:
- Xin Thủ tướng cho biết lý do tại sao coi trọng Triển lãm Thế giới Thượng Hải trong bối cảnh tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế vẫn đang tiếp tục?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo, tôi rất vui mừng tham dự khai mạc Expo Thượng Hải 2010.
Expo Thượng Hải 2010 là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của thế giới trong năm nay. Với sự tham gia của trên 190 quốc gia và 50 tổ chức quốc tế và dự kiến có khoảng 70 triệu lượt khách tham quan, đây là triển lãm có quy mô lớn nhất trong lịch sử triển lãm thế giới.
Được tổ chức trong bối cảnh thế giới vẫn đang nỗ lực khắc phục các hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, tôi tin tưởng rằng Expo Thượng Hải 2010 năm nay sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu thương mại, đầu tư giữa các quốc gia, giúp các quốc gia và doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, từng bước phục hồi và tăng trưởng.
Tham gia Expo Thượng Hải 2010, Việt Nam có dịp giới thiệu với nhân dân Trung Quốc và bạn bè quốc tế về Việt Nam nghìn năm văn hiến đang trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, về một đất nước có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam cần cù lao động, thân thiện và mến khách.
Việt Nam tham dự Expo Thượng Hải 2010 là hoạt động thiết thực kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
- Hội chợ Thế giới Thượng Hải được coi là "Ngày hội Olympic của giới kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa". Trong hội chợ lần này, nhân dân Việt Nam chuẩn bị những gì để giới thiệu Việt Nam với Trung Quốc và thế giới? Xin Thủ tướng giới thiệu đôi nét về Nhà Triển lãm Việt Nam với khách tham quan Trung Quốc cũng như từ những nước khác trên thế giới?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam đặc biệt chú trọng và đã tích cực chuẩn bị tham gia Expo Thượng Hải 2010. Triển lãm Việt Nam tại Expo Thượng Hải 2010 có chủ đề “1000 năm Thăng Long-Hà Nội” với các nội dung chính: Đô thị hóa với sự phát triển kinh tế-xã hội; Hà Nội xưa-Hà Nội nay-Hà Nội ngày mai; Di sản văn hóa tiêu biểu ở các thành phố lớn của Việt Nam gắn với phát triển du lịch; Đô thị hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam; Đô thị hóa và các thách thức của Việt Nam; Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phát triển đô thị.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi xin chuyển lời cảm ơn tới Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã dành riêng cho Việt Nam một lô đất 1000 m2 để chúng tôi thiết kế, xây dựng Nhà Triển lãm Việt Nam.
Nhà Triển lãm Việt Nam có cấu trúc mang đậm bản sắc truyền thống của Việt Nam, với những hình ảnh đặc trưng của Việt Nam như Hồ Gươm, Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, các hiện vật đặc trưng cho ba vùng văn hóa tiêu biểu như văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo và các di sản của văn hóa Việt Nam.
Tôi hy vọng Nhà Triển lãm Việt Nam sẽ thu hút được nhiều khách tham quan quốc tế, đặc biệt là nhân dân Trung Quốc anh em, qua đó các bạn sẽ có được bức tranh tổng thể và những thông tin mới nhất về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa của đất nước chúng tôi hiện nay, đồng thời có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, một điểm đến hấp dẫn, tin cậy đối với giới đầu tư và khách du lịch quốc tế.
- Hội chợ Thế giới Thượng Hải mang chủ đề “Thành phố tươi đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”. Xin Thủ tướng cho biết đô thị như thế nào sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con người?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tôi rất tâm đắc với chủ đề chính của Expo Thượng Hải 2010 là “Thành phố tươi đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”. Chủ đề này có tính khoa học, tính nhân văn cao và hết sức thiết thực, góp phần khơi dậy trong mỗi chúng ta ý thức về việc gìn giữ và bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại, để đổi mới và phát triển bền vững, có hiệu quả đô thị trong thế kỷ 21.
Theo tôi, đô thị phải “xanh, sạch, đẹp,” vừa hiện đại vừa giàu bản sắc riêng, là sự kết hợp hài hòa giữa môi trường thiên nhiên, nét đẹp văn hóa truyền thống với sự phát triển kinh tế bền vững.
Theo hướng đó, năm 2009, chúng tôi đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu tận dụng và khai thác một cách hiệu quả quỹ đất, nguồn tài nguyên, đồng thời hết sức chú trọng việc bảo vệ môi trường, giữ gìn các di tích văn hóa, kiến trúc cổ, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, kết nối với những cảnh quan thiên nhiên phong phú và kỳ thú, để cho màu xanh của môi trường thiên nhiên hòa nhập với không gian kinh tế, văn hóa của đô thị.
- Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã tác động tới kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Xin Thủ tướng cho biết chúng ta nên rút ra bài học gì từ cuộc khủng hoảng này?
Trong cuộc khủng hoảng này Trung Quốc đã nhận được không ít lời ca ngợi cũng như đánh giá trái ngược. Sau cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, thế giới gửi nhiều mong đợi và kinh tế Trung Quốc trong “Năm Hội chợ Thế giới”. Một cơ quan truyền thông Mỹ từng đăng bài viết Hội chợ Thế giới sẽ là một “Olympic kinh tế”. Thủ tướng có nhận xét gì về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Qua cuộc khủng hoảng này, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để điều chỉnh định hướng phát triển đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Một là, cuộc khủng khoảng tài chính-kinh tế vừa qua đã cho thấy sự yếu kém, bất cập của công tác giám sát, dự báo và cảnh báo về khả năng xảy ra khủng khoảng kinh tế. Do vậy, chúng ta phải quan tâm hơn và tăng cường nguồn lực để làm tốt công tác này ở cấp quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Hai là, phải luôn coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng. Cần có chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ phù hợp, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với phát huy vai trò quản lý của Nhà nước nhằm khắc phục những khiếm khuyết của thị trường; thường xuyên rà soát, cập nhật các đánh giá và phân tích để điều chỉnh chính sách kịp thời.
Ba là, mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau, do đó các giải pháp đối phó với khủng hoảng, ngăn chặn suy giảm kinh tế phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng quốc gia. Là một nước đang phát triển với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn hạn chế, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thị trường nội địa.
Bốn là, các nước nghèo, người nghèo, khu vực nông thôn là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng. Do vậy, cùng với các giải pháp kích thích kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô cần đặc biệt quan tâm tới bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp nông thôn.
Năm là, khi đã xác định được mục tiêu và giải pháp đúng đắn thì phải chỉ đạo điều hành quyết liệt, đồng bộ, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền tạo đồng thuận cao trong xã hội và phát huy được sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Sáu là, trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, ngày càng sâu rộng, việc đối phó với khủng hoảng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của từng quốc gia, đồng thời, phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tập trung nguồn lực và phối hợp hành động chung trên phạm vi khu vực và toàn cầu, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế.
Trong thời gian qua, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện đồng bộ và quyết liệt các nhóm giải pháp đúng đắn và kịp thời để đối phó với khủng hoảng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2009, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao ở mức 5,32%, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 đạt 21,4 tỷ USD, vốn ODA cam kết đạt kỷ lục hơn 8 tỷ USD cho năm tài khóa 2010.
Bên cạnh việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, chống tái lạm phát, chúng tôi cũng đồng thời tiến hành các biện pháp tạo tiền đề để tăng trưởng nhanh và bền vững cho thời kỳ hậu khủng hoảng và những năm tiếp theo.
Trong hơn 60 năm qua, nhất là trong hơn 30 năm cải cách mở cửa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc anh em giành được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội; vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao.
Là những người đồng chí, anh em, chúng tôi rất vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng, sự phát triển của Trung Quốc sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới và khu vực.
Các bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc, đặc biệt là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì tăng trưởng cao, là một trong những nước đầu tiên ra khỏi khủng hoảng, cũng có giá trị tham khảo đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển.
- Trung Quốc-Việt Nam là hai nước láng giềng. Các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên qua lại thăm viếng lẫn nhau. Thủ tướng cũng từng nhiều lần sang thăm Trung Quốc. Xin Thủ tướng đánh giá tình hình phát triển quan hệ Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời. Việc lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm lẫn nhau là động lực chính trị quan trọng, góp phần tăng cường tình hữu nghị và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa hai nước.
Tôi đã nhiều lần thăm Trung Quốc và mỗi chuyến thăm đều để lại ấn tượng sâu sắc về sự phát triển nhanh chóng của đất nước các bạn. Đặc biệt, tôi đánh giá cao tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, năng động của nhân dân Trung Quốc.
Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, quí báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc anh em đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Chúng tôi vui mừng nhận thấy, thời gian qua, trên cơ sở phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung tiếp tục phát triển tốt đẹp; hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước có nhiều tiến triển. Thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc không ngừng tăng nhanh, năm 2009 đạt trên 21 tỷ USD, tăng trung bình trên 30%/năm trong 10 năm qua.
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng ngày càng tăng. Tính đến cuối tháng 3/2010, Trung Quốc đã có trên 700 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD; hầu hết các dự án đang được triển khai thuận lợi và thành công, mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp và hai nước. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà đầu tư lớn của Việt Nam.
Hợp tác giữa các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương hai nước tiếp tục được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, việc hai nước ký 3 văn kiện liên quan đến biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc tháng 11/2009 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc đưa Hiệp ước Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc ký năm 1999 đi vào cuộc sống, để xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm và nỗ lực của cả hai bên, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)