Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để khai thác, phát triển cảng Chân Mây, đó là nội dung do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Nguyễn Văn Cao cho biết vào ngày 18/2.
Được biết, ngày 26/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 132/TTg-KTN chuyển giao Cảng Chân Mây từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sang cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế để hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư khai thác.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thống nhất cao trong việc hợp tác chặt chẽ để đầu tư khai thác cảng Chân Mây có hiệu quả.
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị với Thừa Thiên-Huế thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trong thời gian sớm nhất để quản lý, khai thác cảng Chân Mây.
Cảng Chân Mây là cảng nước sâu vừa xây dựng giai đoạn một với 130m cầu cảng, và đưa vào sử dụng trong ba năm trở lại đây. Trong những năm gần đây, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách qua cảng là rất lớn, ước sản lượng xếp dỡ hàng hoá đạt từ 1,5 - 2 triệu tấn/năm.
Năm qua, cảng Chân Mây cũng đã đón hàng chục lượt tàu du lịch quốc tế đến thăm cố đô Huế, với tổng lượt khách và thuỷ thủ đoàn là 25.000 người, tăng gần 30% so với năm trước.
Các tàu du lịch cập cảng Chân Mây hạng sang, đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao như Queen Elizabeth II quốc tịch Anh; tàu du lịch Rhapsody of the seas của Hãng vận tải biển Royal Caribbean (Mỹ)… với nhiều dịch vụ phong phú. Mỗi chuyến tàu có khoảng 1.500 đến hơn 2.000 khách đến từ nhiều nước trên thế giới.
Từ nay đến năm 2015, cảng Chân Mây phấn đấu nâng công suất hàng hoá thông qua cảng lên 3,6 tấn đến 3,9 triệu tấn/năm. Trước mắt, Cảng Chân Mây đang chuẩn bị xúc tiến để đầu tư xây dựng bến cảng số 2, phù hợp với chiến lược tăng tốc phát triển ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô./.
Được biết, ngày 26/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 132/TTg-KTN chuyển giao Cảng Chân Mây từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sang cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế để hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư khai thác.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã thống nhất cao trong việc hợp tác chặt chẽ để đầu tư khai thác cảng Chân Mây có hiệu quả.
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kiến nghị với Thừa Thiên-Huế thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trong thời gian sớm nhất để quản lý, khai thác cảng Chân Mây.
Cảng Chân Mây là cảng nước sâu vừa xây dựng giai đoạn một với 130m cầu cảng, và đưa vào sử dụng trong ba năm trở lại đây. Trong những năm gần đây, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách qua cảng là rất lớn, ước sản lượng xếp dỡ hàng hoá đạt từ 1,5 - 2 triệu tấn/năm.
Năm qua, cảng Chân Mây cũng đã đón hàng chục lượt tàu du lịch quốc tế đến thăm cố đô Huế, với tổng lượt khách và thuỷ thủ đoàn là 25.000 người, tăng gần 30% so với năm trước.
Các tàu du lịch cập cảng Chân Mây hạng sang, đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao như Queen Elizabeth II quốc tịch Anh; tàu du lịch Rhapsody of the seas của Hãng vận tải biển Royal Caribbean (Mỹ)… với nhiều dịch vụ phong phú. Mỗi chuyến tàu có khoảng 1.500 đến hơn 2.000 khách đến từ nhiều nước trên thế giới.
Từ nay đến năm 2015, cảng Chân Mây phấn đấu nâng công suất hàng hoá thông qua cảng lên 3,6 tấn đến 3,9 triệu tấn/năm. Trước mắt, Cảng Chân Mây đang chuẩn bị xúc tiến để đầu tư xây dựng bến cảng số 2, phù hợp với chiến lược tăng tốc phát triển ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô./.
Quốc Việt (Vietnam+)