Ngày 5/8, tại thành phố Huế, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sekong của Lào do ông Khăm Phơi Bút Đa Viêng, Bí thư, Tỉnh trưởng dẫn đầu đã hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Thừa Thiên-Huế do ông Hồ Xuân Mãn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu.
Hai bên thống nhất tiếp tục kiến nghị Chính phủ hai nước cho phép sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam hoặc vốn vay ưu đãi cho Lào để sớm hoàn thành cửa khẩu A Dot-Tà Vàng, vị trí trọng yếu giao lưu phát triển kinh tế-xã hội giữa hai tỉnh nói riêng và hai nước nói chung. Thừa Thiên-Huế cũng sẽ giúp Sekong khoảng 400 triệu đồng kéo đường điện tại khu vực cửa khẩu.
Ông Khăm Phơi Bút Đa Viêng cho biết sẽ tạo điều kiện cho các công ty Thừa Thiên-Huế đầu tư vào huyện Ka Lừm để trồng cao su, rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng làm ăn sinh sống tại tỉnh; phối hợp với tỉnh Thừa Thiên-Huế qui tập mộ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh, tăng cường hợp tác phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng tại khu vực biên giới.
Hai tỉnh hiện có chung 63km đường biên giới quản lí 7 cột mốc quốc giới (S5-S110). Dự kiến đội cắm mốc hai tỉnh sẽ khảo sát song phương, xác định vị trí cắm mốc thực địa và ký đồ nháp 9 vị trí cắm mốc trước ngày 30/9, triển khai xây dựng 7/15 cột mốc trong năm 2010.
Năm 2011, hai bên sẽ ký thảo thuận xong phân giới cắm mốc, tuyên truyền giáo dục và ngăn chặn vượt biên trái phép giữa hai tỉnh.
Trong các năm 2009-2010, Thừa Thiên-Huế đã hỗ trợ 60 tấn gạo và 100 triệu đồng cho tỉnh Sekong khắc phục hậu quả bão lụt; hỗ trợ bản Ka Lô 5 tấn gạo, 850m2 tấm tôn lợp trị giá 300 triệu đồng giúp người dân ổn định đời sống.
Lực lượng Biên phòng tỉnh đã tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho 356 lượt dân bản, xây dựng 42 căn nhà, 2 phòng học rộng 90m2 trị giá 290 triệu đồng. Thừa Thiên-Huế cũng đã nhận 45 học sinh tỉnh Sekong sang học đại học, cao đẳng. Từ năm 2010 trở đi, mỗi năm tỉnh sẽ tiếp nhận đào tạo 10 học sinh theo hình thức học bổng toàn phần./.
Hai bên thống nhất tiếp tục kiến nghị Chính phủ hai nước cho phép sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam hoặc vốn vay ưu đãi cho Lào để sớm hoàn thành cửa khẩu A Dot-Tà Vàng, vị trí trọng yếu giao lưu phát triển kinh tế-xã hội giữa hai tỉnh nói riêng và hai nước nói chung. Thừa Thiên-Huế cũng sẽ giúp Sekong khoảng 400 triệu đồng kéo đường điện tại khu vực cửa khẩu.
Ông Khăm Phơi Bút Đa Viêng cho biết sẽ tạo điều kiện cho các công ty Thừa Thiên-Huế đầu tư vào huyện Ka Lừm để trồng cao su, rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng làm ăn sinh sống tại tỉnh; phối hợp với tỉnh Thừa Thiên-Huế qui tập mộ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh, tăng cường hợp tác phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng tại khu vực biên giới.
Hai tỉnh hiện có chung 63km đường biên giới quản lí 7 cột mốc quốc giới (S5-S110). Dự kiến đội cắm mốc hai tỉnh sẽ khảo sát song phương, xác định vị trí cắm mốc thực địa và ký đồ nháp 9 vị trí cắm mốc trước ngày 30/9, triển khai xây dựng 7/15 cột mốc trong năm 2010.
Năm 2011, hai bên sẽ ký thảo thuận xong phân giới cắm mốc, tuyên truyền giáo dục và ngăn chặn vượt biên trái phép giữa hai tỉnh.
Trong các năm 2009-2010, Thừa Thiên-Huế đã hỗ trợ 60 tấn gạo và 100 triệu đồng cho tỉnh Sekong khắc phục hậu quả bão lụt; hỗ trợ bản Ka Lô 5 tấn gạo, 850m2 tấm tôn lợp trị giá 300 triệu đồng giúp người dân ổn định đời sống.
Lực lượng Biên phòng tỉnh đã tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho 356 lượt dân bản, xây dựng 42 căn nhà, 2 phòng học rộng 90m2 trị giá 290 triệu đồng. Thừa Thiên-Huế cũng đã nhận 45 học sinh tỉnh Sekong sang học đại học, cao đẳng. Từ năm 2010 trở đi, mỗi năm tỉnh sẽ tiếp nhận đào tạo 10 học sinh theo hình thức học bổng toàn phần./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)