Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung

Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã trả lời phỏng vấn của TTXVN về kết quả, ý nghĩa chuyến thăm.

Theo đó, hai bên đã ra Tuyên bố chung gồm 8 điểm thể hiện những nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về quan hệ hai Đảng, hai nước và những định hướng lớn để phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, đoàn đại biểu cấp caoViệt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, đã thăm chính thức Trung Quốctừ ngày 11-15/10.

Kết thúc chuyến thăm, ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, TrưởngBan Đối ngoại Trung ương đã trả lời phỏng vấn của TTXVN về kết quả, ý nghĩachuyến thăm.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

- Là Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời làthành viên chính thức trong đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng dẫn đầu thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xin ông cho biếtý nghĩa của chuyến thăm?


Ông Hoàng Bình Quân: Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân TrungHoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là hoạtđộng đối ngoại quan trọng trong năm nay của Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nướcViệt Nam. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai Đảng, hai nước có nhiều sự kiệntrọng đại.

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội toàn quốc lần thứ XI vàcuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp, bước vàonăm đầu tiên của nhiệm kỳ mới. Đối với đất nước Trung Hoa, năm nay đánh dấu 90năm xây dựng và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm đầu tiên triển khaiQuy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12 và chuẩn bị Đại hội XVIII của Đảng Cộngsản Trung Quốc. Đặc biệt, năm nay là năm đánh dấu 20 năm phát triển quan hệ giữahai nước kể từ khi bình thường hóa và đạt được những kết quả hết sức quan trọng.

Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, sau Đại hội Đảng toàn quốc, Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đi thăm các nước láng giềng và bạn bè truyền thống. Đồng thời,chuyến thăm thể hiện Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất coi trọng quan hệvới Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc anh em.

Chuyến thăm là dịp đánh giá lại những thành tựu trong quan hệ giữa hai nước20 năm qua, trên cơ sở đó, bàn các phương hướng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tácchiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.Hai bên có điều kiện trao đổi sâu sắc tình hình, những vấn đề còn tồn tại giữahai nước, củng cố và tăng cường lòng tin, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triểnlành mạnh, ổn định.

Có thể nói, chuyến thăm là dấu mốc, là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệhai Đảng, hai nước; đồng thời có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định,hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

- Xin ông cho biết những kết quả nổi bật của chuyến thăm?

Ông Hoàng Bình Quân
: Chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Hai bên đã raTuyên bố chung gồm 8 điểm thể hiện những nhận thức chung của lãnh đạo cấp caohai nước về quan hệ hai Đảng, hai nước và những định hướng lớn để phát triểnquan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc đi vào chiềusâu, ổn định và bền vững.

Xin điểm một số kết quả cụ thể, chủ yếu sau: thứ nhất, Tổng Bí thư và đoànđại biểu cấp cao Việt Nam đã hội đàm, hội kiến sâu rộng với Tổng Bí thư, Chủtịch nước Hồ Cẩm Đào và các ông lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Hai bên đềukhẳng định truyền thống và tầm quan trọng của quan hệ hai Đảng, hai nước và nhândân hai nước.

Hai bên cùng nhìn lại những thành tựu to lớn đã đạt được trong quá trình pháttriển quan hệ hai nước 61 năm qua, đặc biệt là 20 năm kể từ khi bình thường hóaquan hệ và nhất trí cho rằng, quan hệ hai nước đã phát triển nhanh và toàn diệntrên tất cả các lĩnh vực.

Hai bên nhấn mạnh tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau,tin cậy lẫn nhau, hợp tác với nhau là kinh nghiệm quan trọng cho quan hệ hainước phát triển ổn định, lành mạnh. Đồng thời, hai bên cũng khẳng định quan hệhữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hainước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ maisau.

Bên cạnh những nhận thức chung đã có, có thể nói đây là một bước mở rộng nhậnthức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thể hiện nỗ lực của cả haibên trong việc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt-Trung, phát huy tích cực những điểmtương đồng, đồng thời tích cực giải quyết những tồn tại, đảm bảo hai nước lánggiềng xã hội chủ nghĩa do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo cùng phát triển nhanh, bềnvững, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sức sống của chủ nghĩaxã hội.

Thứ hai, hai bên đã bàn và thống nhất các phương hướng và nội dung, biện pháptoàn diện, cụ thể và thiết thực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàndiện Việt-Trung. Theo đó, hai bên duy trì truyền thống tốt đẹp các chuyến thămvà tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; phát huy đầy đủ vai trò quan trọngcủa Ủy ban hợp tác song phương Việt-Trung trong việc đi sâu hợp tác thực chất,thúc đẩy quan hệ song phương, đẩy mạnh hợp tác thiết thực trên tất cả các lĩnhvực đạt thành quả phong phú hơn nữa.

Hai bên cũng đã bàn và thống nhất thắt chặt giao lưu giữa hai Đảng, thực hiệncó hiệu quả “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản TrungQuốc giai đoạn 2011-2015;” đi sâu hợp tác giữa quân đội hai nước, hợp tác trongcác lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh, tăng cường giao lưu và hợp tác giữacác cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp.

Hai bên sẽ tăng cườngvà mở rộng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, thực hiệntốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Trung Quốc,”tích cực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như thương mại, đầutư, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, điện lực, côngnghệ thông tin, khoáng sản, năng lượng, du lịch..., thúc đẩy cân bằng thương mạisong phương, khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợptác lâu dài với công nghệ tiên tiến và đảm bảo tiến độ; tiếp tục đẩy mạnh hợptác giữa hai nước trong các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, giáo dục, phát triểnnguồn nhân lực, văn hóa, y tế, thể thao, báo chí...

Đồng thời, hai bên tiếp tục tổ chức tốt cáchoạt động giao lưu nhân dân, mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, cácđịa phương, nhất là các tỉnh giáp biên giới hai nước.

Thứ ba, hai bên đã trao đổi ý kiến chân thành và thẳng thắn về các vấn đề còntồn tại giữa hai nước, trong đó có vấn đề trên Biển Đông, vấn đề bảo vệ môitrường biển, cứu hộ, cứu nạn trên biển, vấn đề ngư dân, lập đường dây nóng liênlạc giữa cơ quan ngư nghiệp hai nước; thống nhất các nhận thức chung để giảiquyết thỏa đáng, có lý, có tình các vấn đề trên biển.

Thứ tư, trong chuyến thăm, hai bên đã ký 6 văn kiện quan trọng, trong đó có hợptác giữa hai Đảng trong 5 năm tới, thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giảiquyết các vấn đề trên biển giữa hai nước, quy hoạch phát triển 5 năm hợp táckinh tế-thương mại, các thỏa thuận trao đổi giáo dục, nghị định thư về vận tảiôtô. Hai bên đã chính thức khai thông đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hainước.

Thứ năm, Tổng Bí thư và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm một số địaphương tại tỉnh Quảng Đông, đặc biệt là thành phố Thâm Quyến, một trong nhữngthành phố phát triển nhanh và là biểu tượng cho sự thành công của công cuộc cảicách, mở cửa của Trung Quốc, qua đó tìm hiểu và nắm bắt thực tiễn, trao đổi kinhnghiệm về lãnh đạo, quản lý và phát triển kinh tế-xã hội.

- Xin ông cho biết các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các thỏa thuận đạtđược trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Ông Hoàng Bình Quân: Để triển khai nhận thức chung và các thỏa thuận cấpcao giữa hai nước, trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung thực hiện tốtnhững việc sau: Một là, tiếp tục tổ chức các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao vàcác cấp, các ngành để thống nhất triển khai và cụ thể hóa các thỏa thuận cấpcao; tăng cường trao đổi chiến lược, đồng thời bàn biện pháp cụ thể không ngừngthúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Hai là, triển khai Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng, Quy hoạch phát triển 5 nămhợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước; tích cực thúc đẩy các dự án hợp táchiện có, đồng thời triển khai các dự án mới, đẩy nhanh khởi công các công trìnhvà phát huy tối đa các cơ chế hợp tác song phương.

Ba là, các bộ, ngành chủ động thúc đẩy hợp tác với các bộ, ngành của Trung Quốc,thực hiện tốt các thỏa thuận đã ký kết, tạo các bước chuyển mạnh mẽ và thực chấttrên tất cả các lĩnh vực hợp tác.

Bốn là, các địa phương, nhất là địa phương có biên giới với Trung Quốc, các đoànthể và tổ chức nhân dân chủ động tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác vớicác địa phương, đoàn thể và tổ chức nhân dân Trung Quốc nhằm tăng cường hiểubiết, tình hữu nghị và gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Năm là, làm tốt công tác tuyên truyền, quản lý báo chí để các tầng lớp nhân dânnhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của quan hệ Việt-Trung, góp phầnthúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Sáu là, tiếp tục triển khai giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước trêncơ sở các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và “Thỏa thuận cácnguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển” nhằm tìm kiếm giảipháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tạo nền tảng vữngchắc cho sự ổn định và phát triển của hai nước Việt Nam, Trung Quốc, góp phầnvào hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Davos

Hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Davos

Sáng 22/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp và trao bằng Tiến sỹ danh dự cho Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), gặp bà Julie Bishop, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Myanmar.