Đại diện Ủy ban Quốc tế về Không Phổ biến và Giải trừ Vũ khí Hạt Nhân (ICNND) ngày 6/4, bày tỏ mong muốn Việt Nam góp tiếng nói thúc đẩy nỗ lực chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, giáo sư Gareth Evans, đồng Chủ tịch ICNND nhận xét Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và tích cực đóng góp cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, đặc biệt trong thúc đẩy chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân.
Giáo sư Evans, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Australia, tới Việt Nam ngày 5/4 nhằm giới thiệu bản báo cáo mới hoàn thành của Ủy ban có tiêu đề “Chấm dứt những đe doạ hạt nhân: Một chương trình nghị sự thiết thực cho những nhà hoạch định chính sách trên thế giới.”
Trong chuyến thăm lần này sẽ trình bày với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam tính cấp bách của các vấn đề liên quan tới vũ khí hạt nhân và “khuyến khích Việt Nam có vai trò xây dựng và hỗ trợ” tại Hội nghị Kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT), tổ chức vào tháng Năm tới, qua đó tăng cường tiếng nói của Việt Nam trong phong trào không liên kết về vấn đề này.
Chủ tịch ICNND cho biết báo cáo này nhằm giải quyết một loạt các vấn đề và thách thức liên quan đến không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân cũng như vấn đề hoạch định chính sách trong sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.
Theo giáo sư Evans, Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng và là một thành viên “ôn hòa và nhạy bén” trong Phong trào Không liên kết và vì thế có tiếng nói quan trọng trong phong trào này cũng như tại hội nghị tháng Năm tới.
“Việt Nam có lập trường đầy trách nhiệm về vấn đề phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, một phần thể hiện qua việc tuyên bố không chuẩn bị hoặc không muốn xây dựng các cơ sở làm giàu uranium quốc gia và thay vào đó là nhập từ nước ngoài,” giáo sư Evans nói.
Ông Evans nhận định: “Đây là một thông điệp quan trọng cho các nước khác muốn phát triển năng lượng hạt nhân, rằng không cần thiết phải xây dựng các cơ sở làm giàu có thể gây quan ngại về vấn đề sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân hay chủ nghĩa khủng bố.”
Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng, tháng 11/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, dự kiến nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công tại Ninh Thuận vào năm 2014 và đi vào vận hành vào năm 2020.
Ông cũng cho biết Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm, có cam kết tốt trong Hiệp ước chống Phổ biến vũ khí hạt nhân (IPT) do đó ông tin tưởng Australia và Việt Nam có cơ hội hợp tác sâu hơn trong vấn đề cung cấp nhiên liệu để sản xuất điện hạt nhân.
Chuyến thăm của đồng Chủ tịch ICNND diễn ra ngay trước thời điểm Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao về An ninh Hạt nhân, tổ chức tại Washington, Mỹ từ ngày 12-13/4 và Hội nghị Kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) vào tháng Năm tới.
Trước đó, ngày 30/3, Việt Nam đã ký với Mỹ Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và văn bản này được đánh giá là "cơ sở để tiến tới một cuộc đàm phán cấp Chính phủ về sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình."
Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác hạt nhân song phương với Nga, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc và Argentina./.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, giáo sư Gareth Evans, đồng Chủ tịch ICNND nhận xét Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và tích cực đóng góp cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, đặc biệt trong thúc đẩy chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân.
Giáo sư Evans, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Australia, tới Việt Nam ngày 5/4 nhằm giới thiệu bản báo cáo mới hoàn thành của Ủy ban có tiêu đề “Chấm dứt những đe doạ hạt nhân: Một chương trình nghị sự thiết thực cho những nhà hoạch định chính sách trên thế giới.”
Trong chuyến thăm lần này sẽ trình bày với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam tính cấp bách của các vấn đề liên quan tới vũ khí hạt nhân và “khuyến khích Việt Nam có vai trò xây dựng và hỗ trợ” tại Hội nghị Kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT), tổ chức vào tháng Năm tới, qua đó tăng cường tiếng nói của Việt Nam trong phong trào không liên kết về vấn đề này.
Chủ tịch ICNND cho biết báo cáo này nhằm giải quyết một loạt các vấn đề và thách thức liên quan đến không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân cũng như vấn đề hoạch định chính sách trong sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.
Theo giáo sư Evans, Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng và là một thành viên “ôn hòa và nhạy bén” trong Phong trào Không liên kết và vì thế có tiếng nói quan trọng trong phong trào này cũng như tại hội nghị tháng Năm tới.
“Việt Nam có lập trường đầy trách nhiệm về vấn đề phát triển các cơ sở sản xuất năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, một phần thể hiện qua việc tuyên bố không chuẩn bị hoặc không muốn xây dựng các cơ sở làm giàu uranium quốc gia và thay vào đó là nhập từ nước ngoài,” giáo sư Evans nói.
Ông Evans nhận định: “Đây là một thông điệp quan trọng cho các nước khác muốn phát triển năng lượng hạt nhân, rằng không cần thiết phải xây dựng các cơ sở làm giàu có thể gây quan ngại về vấn đề sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân hay chủ nghĩa khủng bố.”
Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng, tháng 11/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, dự kiến nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công tại Ninh Thuận vào năm 2014 và đi vào vận hành vào năm 2020.
Ông cũng cho biết Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm, có cam kết tốt trong Hiệp ước chống Phổ biến vũ khí hạt nhân (IPT) do đó ông tin tưởng Australia và Việt Nam có cơ hội hợp tác sâu hơn trong vấn đề cung cấp nhiên liệu để sản xuất điện hạt nhân.
Chuyến thăm của đồng Chủ tịch ICNND diễn ra ngay trước thời điểm Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao về An ninh Hạt nhân, tổ chức tại Washington, Mỹ từ ngày 12-13/4 và Hội nghị Kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) vào tháng Năm tới.
Trước đó, ngày 30/3, Việt Nam đã ký với Mỹ Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và văn bản này được đánh giá là "cơ sở để tiến tới một cuộc đàm phán cấp Chính phủ về sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình."
Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác hạt nhân song phương với Nga, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc và Argentina./.
Hồng Nhung (Vietnam+)