Nhân kỷ niệm 35 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2010), phóng viên TTXVN tại Lào đã phỏng vấn Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Lào Somsavad Lengsavad về những thành tựu trong 35 năm qua, những định hướng phát triển kinh tế, xã hội và các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Phó Thủ tướng Lengsavad cho rằng việc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp Lào ở vị trí thứ 6 trong 10 nước đạt tiến bộ nhất về phát triển con người năm 2010 là bởi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có đường lối đúng đắn, toàn dân đoàn kết một lòng và từ sự giúp đỡ của Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.
Đánh giá về các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào, Phó Thủ tướng Lengsavad cho biết hiện nay, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận tăng cường hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Chính phủ hai nước giao cho hai phân ban hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam hàng năm họp hai lần để bàn các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hợp tác đầu tư.
Phó Thủ tướng Lengsavad cũng cho biết trong 35 năm qua, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lãnh đạo toàn dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc, thành tựu nổi bật là Đảng đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao vây cấm vận, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, giữ vững được độc lập tự do, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Trong lĩnh vực xây dựng đất nước, kể từ khi thoát khỏi thời kỳ bao cấp giai đoạn 1975-1985, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Năm 1991, thu nhập bình quân đầu người đạt 152 USD/năm, năm nay đã tăng lên mức 986 USD/năm, tăng gấp 6 lần trong vòng 20 năm.
Đất nước Lào cũng có sự chuyển hướng tích cực cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thay đổi đáng kể. Cụ thể, tỷ trọng nông nghiệp năm 1990 chiếm 60,7%, đến năm 2010 còn 29%; ngành công nghiệp 10 năm trước chỉ chiếm 14,4%, năm nay tăng lên 26%, ngành dịch vụ tăng từ 24,9% lên 45%.
Kinh tế vĩ mô của Lào ổn định, tỷ lệ lạm phát dưới một con số, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Tỷ giá hối đoái giữa đồng kíp và đồng USD được đảm bảo.
Trong phát triển xã hội, điểm nổi bật nhất là công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo ở Lào giảm từ mức 46% năm 1993 xuống còn 20% hiện nay.
Đánh giá về kế hoạch 5 năm tới, Phó Thủ tướng Lengsavad cho biết trên cơ sở những thành tích đạt được, mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ bảy (2011-2015) của Lào là đột phá, tiếp tục xóa nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo vào năm 2015, tạo điều kiện cần thiết để đưa nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, nhằm tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GDP là từ 8% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 USD/năm đến năm 2015./.
Phó Thủ tướng Lengsavad cho rằng việc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp Lào ở vị trí thứ 6 trong 10 nước đạt tiến bộ nhất về phát triển con người năm 2010 là bởi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã có đường lối đúng đắn, toàn dân đoàn kết một lòng và từ sự giúp đỡ của Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.
Đánh giá về các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào, Phó Thủ tướng Lengsavad cho biết hiện nay, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận tăng cường hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Chính phủ hai nước giao cho hai phân ban hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam hàng năm họp hai lần để bàn các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hợp tác đầu tư.
Phó Thủ tướng Lengsavad cũng cho biết trong 35 năm qua, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lãnh đạo toàn dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc, thành tựu nổi bật là Đảng đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao vây cấm vận, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, giữ vững được độc lập tự do, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Trong lĩnh vực xây dựng đất nước, kể từ khi thoát khỏi thời kỳ bao cấp giai đoạn 1975-1985, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ đạo thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Năm 1991, thu nhập bình quân đầu người đạt 152 USD/năm, năm nay đã tăng lên mức 986 USD/năm, tăng gấp 6 lần trong vòng 20 năm.
Đất nước Lào cũng có sự chuyển hướng tích cực cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thay đổi đáng kể. Cụ thể, tỷ trọng nông nghiệp năm 1990 chiếm 60,7%, đến năm 2010 còn 29%; ngành công nghiệp 10 năm trước chỉ chiếm 14,4%, năm nay tăng lên 26%, ngành dịch vụ tăng từ 24,9% lên 45%.
Kinh tế vĩ mô của Lào ổn định, tỷ lệ lạm phát dưới một con số, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Tỷ giá hối đoái giữa đồng kíp và đồng USD được đảm bảo.
Trong phát triển xã hội, điểm nổi bật nhất là công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo ở Lào giảm từ mức 46% năm 1993 xuống còn 20% hiện nay.
Đánh giá về kế hoạch 5 năm tới, Phó Thủ tướng Lengsavad cho biết trên cơ sở những thành tích đạt được, mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ bảy (2011-2015) của Lào là đột phá, tiếp tục xóa nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo vào năm 2015, tạo điều kiện cần thiết để đưa nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, nhằm tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GDP là từ 8% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 USD/năm đến năm 2015./.
(TTXVN/Vietnam+)