Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Yong Nam sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 5-7/8.
Đây là chuyến thăm lần thứ hai của Chủ tịch Kim Yong Nam sau chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 7/2011. Trước đó, vào tháng 1/1998, Chủ tịch Kim Yong Nam đã từng thăm Việt Nam trên cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có diện tích gần 123.000km2 (toàn bán đảo 222.209 km2), khí hậu ôn đới, dân số 24,45 triệu người, thủ đô là Bình Nhưỡng. Đất nước Triều Tiên nằm ở nửa Bắc Bán đảo Triều Tiên, phía Đông và Tây giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc (1.300km) và Nga (16km), phía Nam là giới tuyến quân sự với Hàn Quốc chạy theo vĩ tuyến 38 độ Bắc.
Đất nước Triều Tiên theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, Đảng Lao động Triều Tiên là Đảng duy nhất cầm quyền được thành lập vào ngày 10/10/1945. Ngoài ra còn có hai Đảng khác là Đảng Thanh hữu Thiên đạo giáo Triều Tiên và Đảng Dân chủ Xã hội.
Tư tưởng Chủ thể luôn làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Lao động. Kỳ họp thứ nhất Hội nghị nhân dân tối cao khóa 10 tháng 9/1998 đã sửa Hiến pháp suy tôn Chủ tịch Kim Nhật Thành là Chủ tịch nước vĩnh viễn.
Tại Hội nghị Đại biểu Đảng Lao động lần thứ 4 (11/4) và Kỳ họp thứ 5 Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên khóa 12 (13/4), Tổng Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Jong-il đã được suy tôn là Tổng Bí thư vĩnh viễn của Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch vĩnh viễn của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Kim Jong-un được suy tôn là Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng.
Trung ương Đảng Lao động, Quân ủy Trung ương, Ủy ban Quốc phòng, Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên đã quyết định phong danh hiệu Nguyên soái cho tư lệnh tối cao quân đội nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un.
Những năm 1960-1990, kinh tế Triều Tiên tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Xô (cũ) và Trung Quốc, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là năng lượng, lương thực.
Triều Tiên về cơ bản theo nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và kế hoạch hóa, thận trọng với cải cách, mở cửa, tích cực thực hiện mục tiêu tạo thay đổi căn bản trong năm 2012 là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành. Trong đó ưu tiên khắc phục tình trạng thiếu lương thực, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển công nghiệp nhẹ, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại nhằm phá vỡ cấm vận của cộng đồng quốc tế, hỗ trợ nên kinh tế trong nước, duy trì ưu tiên hàng đầu phát triển công nghiệp quốc phòng và nâng cao năng lực sản xuất 4 ngành công nghiệp mũi nhọn; than, điện, luyện kim, vận tải đường sắt.
Triều Tiên là một trong những nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam (31/1/1950). Hai nước cũng thường xuyên duy trì quan hệ tốt đẹp thông qua các chuyến thăm hữu nghị của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước như; Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-12/7/1957); Thủ tướng Phạm Văn Đồng (6/1961); Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công dự Quốc khánh Triều Tiên và trao Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Kim Nhật Thành (9/9/1988); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (16-18/10/2007); Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh (13 -16/4/2011); Thứ trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh (15-20/8/2011); Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (18-21/10/2011)...
Nước bạn cũng có các chuyến thăm Việt Nam hết sức quan trọng của lãnh đạo và nhân sự cấp cao Triều Tiên; Thủ tướng Kim Nhật Thành (27/11-3/12/1958); Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong Nam (7/2001); Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong Il (10/2007); Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Kim Yong Il (8-10/2010 và 9-13/6/2012)...
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Triều Tiên còn khiêm tốn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Triều Tiên trong năm 2009 đạt gần 16,5 triệu USD; năm 2010 theo đường trực tiếp và gián tiếp, Việt Nam đã xuất khẩu trên 16 triệu USD và năm 2011 là 18 triệu USD (trong đó có 10,7 triệu USD là xuất khẩu trực tiếp). Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Triều Tiên chủ yếu là hàng tiêu dùng.
Năm 2008, hai bên đã ký 5 MOU về hợp tác khai khoáng và trao đổi kỹ thuật liên quan. Các đoàn chuyên gia ngành dầu khí, nông nghiệp hai bên cũng đã qua lại thăm và học tập kinh nghiệm của nhau.
Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế họp Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, trong đó, phía Việt Nam do thứ trưởng Bộ Công thương và phía Triều Tiên do Thứ trưởng Bộ Ngoại thương làm Trưởng Phân ban mỗi bên. Dự kiến, hai bên sẽ tổ chức kỳ họp thứ 8 tại Bình Nhưỡng vào khoảng cuối tháng 8/2012.
Văn hóa giáo dục giữa Việt Nam-Triều Tiên được chú trọng ngay từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, từ những năm 60 - đầu 70, Triều Tiên đã giúp Việt Nam đào tạo hàng trăm sinh viên.
Hàng năm, Bộ Văn hóa của Việt Nam đều cử đoàn nghệ thuật sang Triều Tiên dự Liên hoan nghệ thuật mùa xuân tháng 4 tổ chức tại Thủ đô Bình Nhưỡng và năm nay, đoàn nghệ thuật của Việt Nam đã giành 4 giải bạc tại liên hoan.
Hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác thể dục thể thao (9/2011); Kế hoạch hợp tác về Văn hóa giai đoạn 2012-2014 (4/2012). Năm 2011, hai bên đã phối hợp tổ chức triển lãm ảnh về "Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất" tại Triều Tiên.
Vừa qua, Bảo tàng Cách mạng Triều Tiên và Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức triển lãm ảnh về đất nước, con người Triều Tiên tại Bảo tàng Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Kim Yong Nam lần này nhằm khẳng định mong muốn củng cố tăng cường hữu nghị hợp tác truyền thống giữa Triều Tiên và Việt Nam đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.../.
Đây là chuyến thăm lần thứ hai của Chủ tịch Kim Yong Nam sau chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 7/2011. Trước đó, vào tháng 1/1998, Chủ tịch Kim Yong Nam đã từng thăm Việt Nam trên cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có diện tích gần 123.000km2 (toàn bán đảo 222.209 km2), khí hậu ôn đới, dân số 24,45 triệu người, thủ đô là Bình Nhưỡng. Đất nước Triều Tiên nằm ở nửa Bắc Bán đảo Triều Tiên, phía Đông và Tây giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc (1.300km) và Nga (16km), phía Nam là giới tuyến quân sự với Hàn Quốc chạy theo vĩ tuyến 38 độ Bắc.
Đất nước Triều Tiên theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, Đảng Lao động Triều Tiên là Đảng duy nhất cầm quyền được thành lập vào ngày 10/10/1945. Ngoài ra còn có hai Đảng khác là Đảng Thanh hữu Thiên đạo giáo Triều Tiên và Đảng Dân chủ Xã hội.
Tư tưởng Chủ thể luôn làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Lao động. Kỳ họp thứ nhất Hội nghị nhân dân tối cao khóa 10 tháng 9/1998 đã sửa Hiến pháp suy tôn Chủ tịch Kim Nhật Thành là Chủ tịch nước vĩnh viễn.
Tại Hội nghị Đại biểu Đảng Lao động lần thứ 4 (11/4) và Kỳ họp thứ 5 Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên khóa 12 (13/4), Tổng Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Jong-il đã được suy tôn là Tổng Bí thư vĩnh viễn của Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch vĩnh viễn của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Kim Jong-un được suy tôn là Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng.
Trung ương Đảng Lao động, Quân ủy Trung ương, Ủy ban Quốc phòng, Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên đã quyết định phong danh hiệu Nguyên soái cho tư lệnh tối cao quân đội nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un.
Những năm 1960-1990, kinh tế Triều Tiên tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Xô (cũ) và Trung Quốc, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là năng lượng, lương thực.
Triều Tiên về cơ bản theo nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và kế hoạch hóa, thận trọng với cải cách, mở cửa, tích cực thực hiện mục tiêu tạo thay đổi căn bản trong năm 2012 là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành. Trong đó ưu tiên khắc phục tình trạng thiếu lương thực, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển công nghiệp nhẹ, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại nhằm phá vỡ cấm vận của cộng đồng quốc tế, hỗ trợ nên kinh tế trong nước, duy trì ưu tiên hàng đầu phát triển công nghiệp quốc phòng và nâng cao năng lực sản xuất 4 ngành công nghiệp mũi nhọn; than, điện, luyện kim, vận tải đường sắt.
Triều Tiên là một trong những nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam (31/1/1950). Hai nước cũng thường xuyên duy trì quan hệ tốt đẹp thông qua các chuyến thăm hữu nghị của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước như; Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-12/7/1957); Thủ tướng Phạm Văn Đồng (6/1961); Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công dự Quốc khánh Triều Tiên và trao Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Kim Nhật Thành (9/9/1988); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (16-18/10/2007); Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh (13 -16/4/2011); Thứ trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh (15-20/8/2011); Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (18-21/10/2011)...
Nước bạn cũng có các chuyến thăm Việt Nam hết sức quan trọng của lãnh đạo và nhân sự cấp cao Triều Tiên; Thủ tướng Kim Nhật Thành (27/11-3/12/1958); Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong Nam (7/2001); Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong Il (10/2007); Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Kim Yong Il (8-10/2010 và 9-13/6/2012)...
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Triều Tiên còn khiêm tốn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Triều Tiên trong năm 2009 đạt gần 16,5 triệu USD; năm 2010 theo đường trực tiếp và gián tiếp, Việt Nam đã xuất khẩu trên 16 triệu USD và năm 2011 là 18 triệu USD (trong đó có 10,7 triệu USD là xuất khẩu trực tiếp). Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Triều Tiên chủ yếu là hàng tiêu dùng.
Năm 2008, hai bên đã ký 5 MOU về hợp tác khai khoáng và trao đổi kỹ thuật liên quan. Các đoàn chuyên gia ngành dầu khí, nông nghiệp hai bên cũng đã qua lại thăm và học tập kinh nghiệm của nhau.
Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế họp Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, trong đó, phía Việt Nam do thứ trưởng Bộ Công thương và phía Triều Tiên do Thứ trưởng Bộ Ngoại thương làm Trưởng Phân ban mỗi bên. Dự kiến, hai bên sẽ tổ chức kỳ họp thứ 8 tại Bình Nhưỡng vào khoảng cuối tháng 8/2012.
Văn hóa giáo dục giữa Việt Nam-Triều Tiên được chú trọng ngay từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, từ những năm 60 - đầu 70, Triều Tiên đã giúp Việt Nam đào tạo hàng trăm sinh viên.
Hàng năm, Bộ Văn hóa của Việt Nam đều cử đoàn nghệ thuật sang Triều Tiên dự Liên hoan nghệ thuật mùa xuân tháng 4 tổ chức tại Thủ đô Bình Nhưỡng và năm nay, đoàn nghệ thuật của Việt Nam đã giành 4 giải bạc tại liên hoan.
Hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác thể dục thể thao (9/2011); Kế hoạch hợp tác về Văn hóa giai đoạn 2012-2014 (4/2012). Năm 2011, hai bên đã phối hợp tổ chức triển lãm ảnh về "Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất" tại Triều Tiên.
Vừa qua, Bảo tàng Cách mạng Triều Tiên và Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức triển lãm ảnh về đất nước, con người Triều Tiên tại Bảo tàng Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Kim Yong Nam lần này nhằm khẳng định mong muốn củng cố tăng cường hữu nghị hợp tác truyền thống giữa Triều Tiên và Việt Nam đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.../.
Bùi Thanh Hải (TTXVN)