Diễn đàn Quản lý nợ công khu vực châu Á lần thứ 3 diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia từ ngày 19-21/3, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý nợ công trong khu vực.
Diễn đàn, do Ngân hàng Phát triển châu Á và Bộ Tài chính Indonesia đồng tổ chức, đề cập nhiều vấn đề quan trọng, tiếp tục tập trung vào lĩnh vực quản lý nợ công cũng như các chủ đề liên quan khác.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ quan điểm rằng châu Á phải quản lý nợ công thận trọng và tiếp tục phát triển các thị trường trái phiếu địa phương để hỗ trợ ổn định kinh tế và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong bài phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, ông Agus D.W. Martowardjojo, cho biết kinh nghiệm của các quốc gia ngày nay đã hỗ trợ kết luận rằng thành phần và cấu trúc của một khoản nợ có chủ quyền có thể làm tấm đệm chống lại rủi ro tài chính nảy sinh từ cú sốc toàn cầu.
"Một thị trường chứng khoán sâu rộng kết hợp với phương cách tiếp cận nguồn tài chính từ các thị trường và tổ chức quốc tế, sẽ bảo đảm kinh phí cho các nhu cầu tài chính và khả năng hỗ trợ nền kinh tế trong nước thông qua chính sách tài khóa phản chu kỳ," ông Agus D.W. Martowardjojo nói.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch ADB phụ trách Tài chính và Quản lý rủi ro, ông Thierry de Longuemar, cho biết ADB cam kết hỗ trợ các sáng kiến mở rộng và làm sâu sắc thêm các thị trường trái phiếu tiền địa phương, bởi vì những thị trường này rất quan trọng trong việc chuyển một cách có hiệu quả các nguồn lực rộng lớn của khu vực vào đầu tư sản xuất.
Ông cho biết, thị trường trái phiếu tiền địa phương ở châu Á đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua, làm cho khu vực ứng phó tốt hơn với các cú sốc bên ngoài trong những năm 1997-1998.
Tính đến cuối năm 2012, chỉ riêng 9 nước khu vực Đông Á đã có 6.500 tỷ USD trái phiếu tiền địa phương, trong đó thị trường trái phiếu tiền địa phương Indonesia lên tới 111 tỷ USD. Quản lý nợ công cũng được cải thiện do các chính phủ ngày càng có khả năng tăng nợ dài hạn, làm cho việc tái cấp vốn dễ dàng và ít tốn kém hơn.
ADB ủng hộ một số sáng kiến chủ chốt để phát triển các thị trường trái phiếu tiền địa phương và hướng kinh phí cho các lĩnh vực quan trọng cần thiết.
Ông Longuemar cũng lưu ý rằng mặc dù sự phục hồi kinh tế khó có thể nắm bắt được ở Mỹ, khu vực đồng euro và Nhật Bản song triển vọng kinh tế của châu Á là lạc quan, đặc biệt là khu vực ASEAN.
ADB, có trụ sở tại Manila, được thành lập năm 1966 nhằm giúp giảm nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực./.
Diễn đàn, do Ngân hàng Phát triển châu Á và Bộ Tài chính Indonesia đồng tổ chức, đề cập nhiều vấn đề quan trọng, tiếp tục tập trung vào lĩnh vực quản lý nợ công cũng như các chủ đề liên quan khác.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ quan điểm rằng châu Á phải quản lý nợ công thận trọng và tiếp tục phát triển các thị trường trái phiếu địa phương để hỗ trợ ổn định kinh tế và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong bài phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, ông Agus D.W. Martowardjojo, cho biết kinh nghiệm của các quốc gia ngày nay đã hỗ trợ kết luận rằng thành phần và cấu trúc của một khoản nợ có chủ quyền có thể làm tấm đệm chống lại rủi ro tài chính nảy sinh từ cú sốc toàn cầu.
"Một thị trường chứng khoán sâu rộng kết hợp với phương cách tiếp cận nguồn tài chính từ các thị trường và tổ chức quốc tế, sẽ bảo đảm kinh phí cho các nhu cầu tài chính và khả năng hỗ trợ nền kinh tế trong nước thông qua chính sách tài khóa phản chu kỳ," ông Agus D.W. Martowardjojo nói.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch ADB phụ trách Tài chính và Quản lý rủi ro, ông Thierry de Longuemar, cho biết ADB cam kết hỗ trợ các sáng kiến mở rộng và làm sâu sắc thêm các thị trường trái phiếu tiền địa phương, bởi vì những thị trường này rất quan trọng trong việc chuyển một cách có hiệu quả các nguồn lực rộng lớn của khu vực vào đầu tư sản xuất.
Ông cho biết, thị trường trái phiếu tiền địa phương ở châu Á đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua, làm cho khu vực ứng phó tốt hơn với các cú sốc bên ngoài trong những năm 1997-1998.
Tính đến cuối năm 2012, chỉ riêng 9 nước khu vực Đông Á đã có 6.500 tỷ USD trái phiếu tiền địa phương, trong đó thị trường trái phiếu tiền địa phương Indonesia lên tới 111 tỷ USD. Quản lý nợ công cũng được cải thiện do các chính phủ ngày càng có khả năng tăng nợ dài hạn, làm cho việc tái cấp vốn dễ dàng và ít tốn kém hơn.
ADB ủng hộ một số sáng kiến chủ chốt để phát triển các thị trường trái phiếu tiền địa phương và hướng kinh phí cho các lĩnh vực quan trọng cần thiết.
Ông Longuemar cũng lưu ý rằng mặc dù sự phục hồi kinh tế khó có thể nắm bắt được ở Mỹ, khu vực đồng euro và Nhật Bản song triển vọng kinh tế của châu Á là lạc quan, đặc biệt là khu vực ASEAN.
ADB, có trụ sở tại Manila, được thành lập năm 1966 nhằm giúp giảm nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)