Trên nhiều tuyến đường tại huyện Long Thành, Trảng Bom, thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), những thùng đựng hóa chất đã qua sử dụng bày bán tràn lan, không được kiểm soát.
Nhiều người mua loại thùng này về sử dụng làm phao kết bè cá, thậm chí dùng để đựng nước, lúa gạo. Vì thiếu hiểu biết, tin lời người bán nên khách hàng không biết đây là rác thải công nghiệp nguy hại.
Dọc theo những con đường sát Khu công nghiệp Hố Nai 3, Khu công nghiệp Sông Mây (thuộc huyện Trảng Bom) có rất nhiều cửa hàng bày bán loại thùng nhựa (20 lít đến 200 lít).
Đây vốn là các thùng đựng hóa chất như dầu, chất tẩy rửa trong các nhà máy dệt, nhuộm, giày da… đã được doanh nghiệp loại bỏ và trở thành rác thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Theo một chủ cửa hàng phế liệu, thùng phuy được làm từ những chất liệu tốt, nhiều khách hàng từ Bình Phước, các tỉnh miền Tây Nam bộ vẫn thường xuyên đặt mua với số lượng hàng trăm chiếc.
Ông chủ cửa hàng này tiếp thị: “Thùng này trước đây đựng hóa chất nhưng chúng tôi nhập về đã dùng xà bông tẩy rửa sạch. Thùng dùng đựng gạo, tích trữ nước mưa rất tốt. Nhiều khách hàng đã mua về dùng, đến nay chưa thấy ai bị bệnh tật gì.”
Trên đường 25B (đoạn qua xã Long An, huyện Long Thành), theo ghi nhận của phóng viên, dù chỉ dài hơn 6km nhưng có cả chục điểm bán thùng phuy. Theo chủ của những điểm bán này, họ đều mua lại từ các đầu mối đưa từ các doanh nghiệp ra và không ai có giấy phép mua bán, vận chuyển.
Anh Nguyễn Văn Nam, một khách hàng cho biết: “Nhà tôi ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), ở đó chúng tôi dùng nước mưa để uống, giờ đầu tư làm bể nước rất tốn kém nên tôi chọn mua loại thùng này về đựng nước. Lúc mới mua, thùng vẫn còn bốc mùi hôi khó chịu nhưng ngâm nước một thời gian, chắc chất độc sẽ hết.”
Theo các chủ cửa hàng, người mua thùng đựng hóa chất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất là dùng để kết bè cá. Trong vài năm trở lại đây, những làng bè trên sông Đồng Nai, sông La Ngà gần như chỉ dùng loại thùng này để làm phao kết bè cá lại với nhau.
Tiếp cận làng cá bè Tân Mai (thành phố Biên Hòa), làng cá bè La Ngà (huyện Định Quán) phóng viên ghi nhận có hàng ngàn thùng phuy độc hại đang được sử dụng và nằm trôi nổi trên mặt sông.
Một người dân làng cá bè Tân Mai cho biết, trước đây, dân dùng loại thùng bằng sắt để kết bè cá. Mấy năm qua, thùng sắt đã được dân làng bè loại bỏ và thay bằng thùng nhựa đựng hóa chất đã qua sử dụng. Loại này dễ mua, giá rẻ nên dân rất thích dùng.
Dù chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, những năm qua các cơ quan chức năng của Đồng Nai đã phát hiện rất nhiều vụ vận chuyển, chôn lấp chất thải chưa qua xử lý không đúng quy định. <
Cơ quan này ước tính, tại Đồng Nai mỗi ngày có khoảng 130 tấn chất thải nguy hại thải ra; toàn tỉnh có khoảng 60% chất thải nguy hại chưa được giám sát. Tình trạng doanh nghiệp chôn lấp, thậm chí đổ trộm chất thải nguy hại vẫn còn diễn ra.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 công ty có chức năng xử lý rác thải công nghiệp nhưng Sở không đủ lực lượng và không thể thường xuyên giám sát việc xử lý chất thải của các doanh nghiệp.
Riêng thùng đựng hóa chất đã qua sử dụng, đây là chất thải công nghiệp nguy hại. Các thùng phuy do đã được doanh nghiệp dùng lưu trữ hóa chất nên tồn tại độc tính, con người khi tiếp xúc (tùy thuộc loại hóa chất và tùy thuộc mức độ tiếp xúc) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và mắc bệnh. Ngoài ra, loại thùng đã từng dùng đựng hóa chất người dân không thể dùng cách thông thường để trừ khử hết các loại độc tố.
Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết với các điểm mua bán thùng phuy, rác thải nguy hại nói trên, tỉnh Đồng Nai đã giao cho cơ quan môi trường cấp huyện quản lý nhưng vừa qua Sở cũng đã phối hợp cùng chính quyền huyện kiểm tra các điểm bán thùng phuy đựng hóa chất đã qua sử dụng tại đường 25B. Do những người buôn bán đều không phải là chủ nhà (thuê nơi để bán) nên Sở đang tập hợp danh sách, bàn hướng xử lý.
Vấn đề này lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, chính quyền địa phương cần nhanh chóng ban hành mức giá tối thiểu về xử lý chất thải nguy hại để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở xử lý chất thải. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở không có chức năng nhưng vẫn thu gom, xử lý, buôn bán chất thải nguy hại.
Tỉnh khuyến cáo người dân không nên dùng thùng phuy đựng hóa chất đã qua sử dụng vào bất cứ mục đích gì./.
Nhiều người mua loại thùng này về sử dụng làm phao kết bè cá, thậm chí dùng để đựng nước, lúa gạo. Vì thiếu hiểu biết, tin lời người bán nên khách hàng không biết đây là rác thải công nghiệp nguy hại.
Dọc theo những con đường sát Khu công nghiệp Hố Nai 3, Khu công nghiệp Sông Mây (thuộc huyện Trảng Bom) có rất nhiều cửa hàng bày bán loại thùng nhựa (20 lít đến 200 lít).
Đây vốn là các thùng đựng hóa chất như dầu, chất tẩy rửa trong các nhà máy dệt, nhuộm, giày da… đã được doanh nghiệp loại bỏ và trở thành rác thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Theo một chủ cửa hàng phế liệu, thùng phuy được làm từ những chất liệu tốt, nhiều khách hàng từ Bình Phước, các tỉnh miền Tây Nam bộ vẫn thường xuyên đặt mua với số lượng hàng trăm chiếc.
Ông chủ cửa hàng này tiếp thị: “Thùng này trước đây đựng hóa chất nhưng chúng tôi nhập về đã dùng xà bông tẩy rửa sạch. Thùng dùng đựng gạo, tích trữ nước mưa rất tốt. Nhiều khách hàng đã mua về dùng, đến nay chưa thấy ai bị bệnh tật gì.”
Trên đường 25B (đoạn qua xã Long An, huyện Long Thành), theo ghi nhận của phóng viên, dù chỉ dài hơn 6km nhưng có cả chục điểm bán thùng phuy. Theo chủ của những điểm bán này, họ đều mua lại từ các đầu mối đưa từ các doanh nghiệp ra và không ai có giấy phép mua bán, vận chuyển.
Anh Nguyễn Văn Nam, một khách hàng cho biết: “Nhà tôi ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), ở đó chúng tôi dùng nước mưa để uống, giờ đầu tư làm bể nước rất tốn kém nên tôi chọn mua loại thùng này về đựng nước. Lúc mới mua, thùng vẫn còn bốc mùi hôi khó chịu nhưng ngâm nước một thời gian, chắc chất độc sẽ hết.”
Theo các chủ cửa hàng, người mua thùng đựng hóa chất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất là dùng để kết bè cá. Trong vài năm trở lại đây, những làng bè trên sông Đồng Nai, sông La Ngà gần như chỉ dùng loại thùng này để làm phao kết bè cá lại với nhau.
Tiếp cận làng cá bè Tân Mai (thành phố Biên Hòa), làng cá bè La Ngà (huyện Định Quán) phóng viên ghi nhận có hàng ngàn thùng phuy độc hại đang được sử dụng và nằm trôi nổi trên mặt sông.
Một người dân làng cá bè Tân Mai cho biết, trước đây, dân dùng loại thùng bằng sắt để kết bè cá. Mấy năm qua, thùng sắt đã được dân làng bè loại bỏ và thay bằng thùng nhựa đựng hóa chất đã qua sử dụng. Loại này dễ mua, giá rẻ nên dân rất thích dùng.
Dù chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, những năm qua các cơ quan chức năng của Đồng Nai đã phát hiện rất nhiều vụ vận chuyển, chôn lấp chất thải chưa qua xử lý không đúng quy định. <
Cơ quan này ước tính, tại Đồng Nai mỗi ngày có khoảng 130 tấn chất thải nguy hại thải ra; toàn tỉnh có khoảng 60% chất thải nguy hại chưa được giám sát. Tình trạng doanh nghiệp chôn lấp, thậm chí đổ trộm chất thải nguy hại vẫn còn diễn ra.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 công ty có chức năng xử lý rác thải công nghiệp nhưng Sở không đủ lực lượng và không thể thường xuyên giám sát việc xử lý chất thải của các doanh nghiệp.
Riêng thùng đựng hóa chất đã qua sử dụng, đây là chất thải công nghiệp nguy hại. Các thùng phuy do đã được doanh nghiệp dùng lưu trữ hóa chất nên tồn tại độc tính, con người khi tiếp xúc (tùy thuộc loại hóa chất và tùy thuộc mức độ tiếp xúc) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và mắc bệnh. Ngoài ra, loại thùng đã từng dùng đựng hóa chất người dân không thể dùng cách thông thường để trừ khử hết các loại độc tố.
Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết với các điểm mua bán thùng phuy, rác thải nguy hại nói trên, tỉnh Đồng Nai đã giao cho cơ quan môi trường cấp huyện quản lý nhưng vừa qua Sở cũng đã phối hợp cùng chính quyền huyện kiểm tra các điểm bán thùng phuy đựng hóa chất đã qua sử dụng tại đường 25B. Do những người buôn bán đều không phải là chủ nhà (thuê nơi để bán) nên Sở đang tập hợp danh sách, bàn hướng xử lý.
Vấn đề này lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, chính quyền địa phương cần nhanh chóng ban hành mức giá tối thiểu về xử lý chất thải nguy hại để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở xử lý chất thải. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở không có chức năng nhưng vẫn thu gom, xử lý, buôn bán chất thải nguy hại.
Tỉnh khuyến cáo người dân không nên dùng thùng phuy đựng hóa chất đã qua sử dụng vào bất cứ mục đích gì./.
Công Phong (TTXVN)