Ngồi trên máy bay với hành trình dài sẽ khiến đồng hồ sinh học của con người bị đảo lộn, gây mất ngủ, chán ăn, phản ứng chậm chạp và phiền muộn.
Các nhà khoa học đứng đầu là chuyên gia Gregor Aichele thuộc Viện nghiên cứu Max Planck (Đức) vừa phát hiện corticoid có vai trò then chốt đối với sự vận hành của đồng hồ sinh học cơ thể người.
Sự phát hiện này có thể mở ra con đường mới trong điều chế thuốc giúp kiểm soát sự tiết ra chất steroid hormones, qua đó giúp xóa bỏ sự mệt mỏi do chênh lệch múi giờ.
Các nhà khoa học đã phát hiện mức độ corticoid trong cơ thể người đạt đỉnh điểm vào khoảng tám giờ sáng, và giảm xuống mức thấp nhất từ 12 giờ trưa đến bốn giờ sáng hôm sau. Việc điều tiết sự tiết ra chất steroid hormones bằng thuốc có thể giúp khôi phục sự cân bằng tự nhiên về tâm sinh lý.
Cụ thể các nhà khoa học đã phát hiện thuốc metyrapone có thể điều tiết sự bài tiết corticoid trên cơ thể chuột.
Theo chuyên gia Gregor Aichele, “chúng tôi đã thực hiện được sự phản ứng làm chậm lại sự chênh lệch múi giờ khi bay trên cơ thể chuột bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp mức độ cao điểm của corticoid. Biện pháp này có lẽ cũng phát huy tác dụng tương tự đối với cơ thể người. Chúng tôi muốn điều chế một loại thuốc, chỉ cần sử dụng chúng trước khi bay một giờ là có thể phát huy tác dụng.”
Giáo sư tâm lý học Mary Harrington thuộc Học viện Smith (Mỹ) cho biết, sở dĩ có sự phản ứng chênh lệch múi giờ là bởi vì trong cơ thể con người có rất nhiều đồng hồ sinh học. Những đồng hồ sinh học này phát huy tác dụng tuần hoàn ngày đêm dưới ảnh hưởng của nhóm tế bào thần kinh ở vùng suprachiasmatic nucleus (SCN). Nếu như thực sự có thể điều chế thuốc giúp khắc phục chệnh lệch múi giờ khi bay, loại thuốc này cũng có thể có tác dụng đối với những người phải làm ca.
Tuy nhiên, giáo sư Mary Harrington cũng cảnh báo, nhất định phải làm rõ tác dụng đối với sức khỏe trong việc điều chỉnh tốc độ nhanh đồng hồ sinh học bằng cách dùng thuốc so với sự điều chỉnh dần dần theo quy luật tự nhiên./.
Các nhà khoa học đứng đầu là chuyên gia Gregor Aichele thuộc Viện nghiên cứu Max Planck (Đức) vừa phát hiện corticoid có vai trò then chốt đối với sự vận hành của đồng hồ sinh học cơ thể người.
Sự phát hiện này có thể mở ra con đường mới trong điều chế thuốc giúp kiểm soát sự tiết ra chất steroid hormones, qua đó giúp xóa bỏ sự mệt mỏi do chênh lệch múi giờ.
Các nhà khoa học đã phát hiện mức độ corticoid trong cơ thể người đạt đỉnh điểm vào khoảng tám giờ sáng, và giảm xuống mức thấp nhất từ 12 giờ trưa đến bốn giờ sáng hôm sau. Việc điều tiết sự tiết ra chất steroid hormones bằng thuốc có thể giúp khôi phục sự cân bằng tự nhiên về tâm sinh lý.
Cụ thể các nhà khoa học đã phát hiện thuốc metyrapone có thể điều tiết sự bài tiết corticoid trên cơ thể chuột.
Theo chuyên gia Gregor Aichele, “chúng tôi đã thực hiện được sự phản ứng làm chậm lại sự chênh lệch múi giờ khi bay trên cơ thể chuột bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp mức độ cao điểm của corticoid. Biện pháp này có lẽ cũng phát huy tác dụng tương tự đối với cơ thể người. Chúng tôi muốn điều chế một loại thuốc, chỉ cần sử dụng chúng trước khi bay một giờ là có thể phát huy tác dụng.”
Giáo sư tâm lý học Mary Harrington thuộc Học viện Smith (Mỹ) cho biết, sở dĩ có sự phản ứng chênh lệch múi giờ là bởi vì trong cơ thể con người có rất nhiều đồng hồ sinh học. Những đồng hồ sinh học này phát huy tác dụng tuần hoàn ngày đêm dưới ảnh hưởng của nhóm tế bào thần kinh ở vùng suprachiasmatic nucleus (SCN). Nếu như thực sự có thể điều chế thuốc giúp khắc phục chệnh lệch múi giờ khi bay, loại thuốc này cũng có thể có tác dụng đối với những người phải làm ca.
Tuy nhiên, giáo sư Mary Harrington cũng cảnh báo, nhất định phải làm rõ tác dụng đối với sức khỏe trong việc điều chỉnh tốc độ nhanh đồng hồ sinh học bằng cách dùng thuốc so với sự điều chỉnh dần dần theo quy luật tự nhiên./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)