Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu làm việc tại Hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
100% ý kiến, kiến nghị của cử tri được các cơ quan Trung ương giải quyết
Trước phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII đã nhận được 2.282 ý kiến, kiến nghị của cử tri, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.
Sau khi phân loại, 1.591 kiến nghị đã được chuyển đến các cơ quan Trung ương để nghiên cứu giải quyết. Tính đến ngày 26/9, toàn bộ kiến nghị này đã được các cơ quan trả lời đầy đủ.
Báo cáo cho biết đã tiến hành giám sát việc giải quyết một số vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần, như tình trạng lạm thu các khoản đóng góp khác nhau ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh cho thấy tình trạng này ở nhiều trường không được công khai, minh bạch, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.
Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thu, chi các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh không đồng bộ, thiếu thống nhất và dễ bị lợi dụng. Kết quả giám sát cho thấy một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm thu tại các trường một phần do tại nhiều địa phương, ngân sách nhà nước cấp cho việc chi thường xuyên ở các cơ sở giáo dục địa phương còn hạn hẹp, phần lớn chỉ đủ chi trả lương cho giáo viên, dẫn đến nhiều trường phải thu thêm nhiều khoản ngoài học phí, lệ phí theo quy định.
Việc kiểm tra, giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho thấy chính sách của Nhà nước về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tại một số địa phương đang gặp khó khăn, do văn bản hướng dẫn thi hành chậm được ban hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong năm 2011, Quốc hội, Chính phủ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã quan tâm nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời đầy đủ các kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, thứ 9, Quốc hội khóa XII. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quan tâm nghiên cứu, tiếp thu, khắc phục những tồn tại, hạn chế mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị.
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan thẩm quyền đã góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường.
Trả lời các đại biểu Quốc hội về giải pháp nhằm giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông đang là một vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân, gây thiệt hại về người và của cho xã hội.
Thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã ra nhiều chỉ thị, chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường giải pháp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhưng vấn nạn này vẫn còn nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm, tai nạn giao thông gây thiệt mạng khoảng 12.000 người. Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra nhiều, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, nhằm giải thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, cần tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp, bao gồm cả các giải pháp trước mắt và lâu dài. Giải pháp mấu chốt là nâng cao chất lượng, hoàn chỉnh và đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.
Trước mắt, ngành sẽ tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông Bắc-Nam, nâng cấp quốc lộ 1A, tiếp tục đầu tư đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường vành đai biên giới, giao thông nông thôn, nghiên cứu đầu tư đường sắt khổ lớn, đường sắt tốc độ cao.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu để khi có đủ điều kiện có thể xây dựng đường sắt cao tốc; tập trung đầu tư nâng cấp các cảng hàng không Nội Bài, Long Thành...; đầu tư xây dựng cảng biển đầu mối Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải, chuẩn bị các điều kiện cho việc xã hội hóa cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tập trung đầu tư phát triển hệ thống đường thủy nội địa, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường sông Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng; tập trung đầu tư đường kết nối để kết nối hệ thống giao thông.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng trong các nhóm giải pháp nhằm giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, đột phá là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trước hết là tăng cường tính nghiêm minh, cương quyết của người thực thi công vụ kết hợp với tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho nhân dân.
Nhấn mạnh vai trò của các địa phương trong việc triển khai các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng cần xây dựng ý thức trách nhiệm cho các cấp, ngành, địa phương, coi nhiệm vụ giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông cũng là một nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương.
Trước mắt, cần triển khai ngay nhóm giải pháp đổi giờ làm việc, phân làn, phân luồng, giải phóng lòng đường, vỉa hè, xây dựng cầu vượt đường bộ nhẹ, tăng cường chế tài xử lý vi phạm, thực hiện thu phí, lệ phí phương tiện cá nhân. Phấn đấu giảm tai nạn giao thông 5-10% /năm và giải quyết các vụ ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 30 phút.
Đồng tình với giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu ra, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết phân tích các vụ tai nạn giao thông cho thấy 80% số vụ là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra.
Do đó, trước mắt, các cấp, ngành, địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục, làm cho mọi người phải ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và ứng xử một cách có văn hóa khi tham gia giao thông.
Đồng thời, hoạt động vận tải cần được tăng cường quản lý, có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe, quản lý lái xe sau khi được cấp giấy phép, ban hành phiếu kiểm soát lái xe để theo dõi vi phạm; nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu giao thông, hạ tầng giao thông, góp phần làm giảm tai nạn giao thông, xử lý kịp thời và dứt điểm những điểm đen hiện nay.
Điều quan trọng nữa là các cơ quan chức năng tập trung xử lý mạnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; buộc trách nhiệm của người chủ phương tiện trước khi đưa phương tiện của mình vào tham gia giao thông. Về lâu dài, kết cấu hạ tầng giao thông phải được tập trung đầu tư để hạn chế những điểm giao cắt là đầu nút, quy hoạch giao thông gắn liền với quy hoạch đô thị.
Xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng đường bộ
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận vẫn đang tồn tại vấn đề chất lượng công trình giao thông kém, tiến độ xây dựng chậm chạp. Năm 2011 là năm chất lượng công trình của Bộ Giao thông Vận tải.
Để giải quyết vấn đề này, ngành tập trung thúc đẩy tiến độ dự án, lựa chọn đơn vị tư vấn, giám sát tốt, nhà thầu đảm bảo năng lực thi công và tài chính. Hoạt động xây dựng công trình giao thông cần được tiến hành công khai, minh bạch với sự giám sát chặt chẽ của các cấp, ngành.
Trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề vốn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, Bộ trưởng cho biết ngành giao thông vận tải đã xây dựng đề án đột phá chiến lược để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 10 năm tới, nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông là trên 70 tỷ USD.
Để thực hiện được chiến lược này, không thể chỉ trông chờ vào vốn ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước chỉ dành cho đối ứng giải phóng mặt bằng, cũng như làm dự án giao thông mà các thành phần ngoài nhà nước không đầu tư. Để có vốn triển khai mục tiêu đề ra, cần thay đổi tư duy trong xây dựng quy hoạch, đầu tư là phải tập trung dứt điểm chứ không đầu tư theo kiểu có tiền bao nhiêu làm bấy nhiêu.
Trước hết, phải nâng cao được chất lượng dự báo, chất lượng quy hoạch, quy hoạch về giao thông phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng, đặc biệt ở các đô thị lớn để xử lý ùn tắc giao thông về mặt lâu dài và căn cơ.
Giải pháp đột phá về huy động nguồn lực được Bộ trưởng đưa ra là lấy hạ tầng nuôi hạ tầng, tức phí và lệ phí sử dụng hạ tầng giao thông hiện nay phải được tính chuyển đổi thành giá và phải thực hiện theo giá thị trường, có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư cũng như có tiền để đầu tư tiếp các công trình. Nếu có dự án tốt, có cơ chế giá phù hợp sẽ thu hút được đầu tư.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỷ USD, Nhà nước sẽ bỏ ra khoảng 40%, còn lại là huy động từ nguồn vốn khác. Bên cạnh đó, cần có đột phá về cơ chế giải phóng mặt bằng, về tổ chức triển khai thi công, đặc biệt là phải sửa Luật Đấu thầu bởi theo Luật hiện nay sẽ không chọn được nhà thầu có đủ năng lực về tài chính và khả năng thi công.
Làm rõ hơn vấn đề quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận đất dành cho giao thông ở những đô thị lớn là rất thấp, chỉ khoảng 8% quỹ đất đô thị. Vấn đề thiếu sự kiểm soát việc tăng dân số cơ học ở các đô thị lõi, đô thị trung tâm; tổ chức mạng lưới giao thông bất cập; mạng lưới giao thông vùng, đường xuyên tâm chậm đầu tư; thiếu tổ chức giao thông ngầm, trên cao, các tuyến vành đai tránh các thành phố lớn; thiếu hạ tầng kỹ thuật xã hội, hạ tầng dịch vụ đồng bộ ở các khu đô thị mới… là những nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông.
Đưa ra giải pháp, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết trước mắt, Bộ kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng thêm các công trình cao tầng có nhiều người làm việc, nhiều người ở tại các quận nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm giải pháp dài hạn phải đặt mục tiêu 10 năm nữa cơ bản giải quyết được ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn này.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề xuất hoàn thiện thêm pháp luật liên quan đến phát triển đô thị, thay vì phát triển đô thị tự phát hiện nay phải tăng cường kiểm soát của nhà nước để đô thị phát triển đúng quy hoạch, có đầy đủ hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Định hướng quy hoạch phát triển tổng thể đô thị quốc gia đến năm 2025 theo hướng phát triển hệ thống đô thị hài hòa, cân đối các vùng, miền trong cả nước. Điều chỉnh quy hoạch vùng thủ đô, vùng Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển hệ thống giao thông liên vùng, phát triển đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong vùng, giảm áp lực tăng dân số cơ học, tránh giao thông cắt qua thành phố lớn cùng cốt như hiện nay.
Liên quan đến nguồn lực để đáp ứng cho yêu cầu phát triển giao thông, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh vấn đề đổi mới tư duy về giải quyết nguồn lực cho giao thông theo hướng giảm dần đầu tư công, mở ra những nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, vốn ngân sách chỉ làm vốn đối ứng để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đầu tư không lo được.
Tiếp đến, phải thay đổi tư duy về vấn đề giá, phí, hoàn thiện cơ chế thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn được vốn; phải có quyết định đầu tư tập trung, hiệu quả hơn, bố trí đầu tư không dàn trải, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính gác cửa việc này trước khi quyết định đầu tư các công trình.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần có một hành lang pháp lý về các hình thức kêu gọi vốn đầu tư ngoài nhà nước từ chính sách đất đai, chính sách giá, cho đến các hình thức đầu tư đảm bảo cho doanh nghiệp có thể có lãi, có thể thu hút vốn; cần có tầm nhìn quy hoạch để chọn đúng, trúng những dự án đầu tư.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ về dự án xây dựng quỹ bảo trì đường bộ. Sau khi nghiên cứu nhiều phương án, tiếp thu ý kiến người dân, dự án quỹ bảo trì đường bộ được xây dựng theo hướng thu trực tiếp trên đầu phương tiện.
Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng quỹ bảo trì các loại hình vận tải khác để bảo trì, duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông. Bên cạnh đó, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa; tiến hành phân cấp và xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng, bảo trì đường bộ; kết hợp hài hòa giữa tập trung đầu tư mới với duy tu, sửa chữa./.
100% ý kiến, kiến nghị của cử tri được các cơ quan Trung ương giải quyết
Trước phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII đã nhận được 2.282 ý kiến, kiến nghị của cử tri, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.
Sau khi phân loại, 1.591 kiến nghị đã được chuyển đến các cơ quan Trung ương để nghiên cứu giải quyết. Tính đến ngày 26/9, toàn bộ kiến nghị này đã được các cơ quan trả lời đầy đủ.
Báo cáo cho biết đã tiến hành giám sát việc giải quyết một số vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần, như tình trạng lạm thu các khoản đóng góp khác nhau ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh cho thấy tình trạng này ở nhiều trường không được công khai, minh bạch, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.
Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thu, chi các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh không đồng bộ, thiếu thống nhất và dễ bị lợi dụng. Kết quả giám sát cho thấy một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm thu tại các trường một phần do tại nhiều địa phương, ngân sách nhà nước cấp cho việc chi thường xuyên ở các cơ sở giáo dục địa phương còn hạn hẹp, phần lớn chỉ đủ chi trả lương cho giáo viên, dẫn đến nhiều trường phải thu thêm nhiều khoản ngoài học phí, lệ phí theo quy định.
Việc kiểm tra, giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho thấy chính sách của Nhà nước về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tại một số địa phương đang gặp khó khăn, do văn bản hướng dẫn thi hành chậm được ban hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong năm 2011, Quốc hội, Chính phủ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã quan tâm nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời đầy đủ các kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, thứ 9, Quốc hội khóa XII. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quan tâm nghiên cứu, tiếp thu, khắc phục những tồn tại, hạn chế mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị.
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan thẩm quyền đã góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường.
Trả lời các đại biểu Quốc hội về giải pháp nhằm giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông đang là một vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân, gây thiệt hại về người và của cho xã hội.
Thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã ra nhiều chỉ thị, chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường giải pháp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhưng vấn nạn này vẫn còn nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm, tai nạn giao thông gây thiệt mạng khoảng 12.000 người. Tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra nhiều, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, nhằm giải thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, cần tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp, bao gồm cả các giải pháp trước mắt và lâu dài. Giải pháp mấu chốt là nâng cao chất lượng, hoàn chỉnh và đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.
Trước mắt, ngành sẽ tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông Bắc-Nam, nâng cấp quốc lộ 1A, tiếp tục đầu tư đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường vành đai biên giới, giao thông nông thôn, nghiên cứu đầu tư đường sắt khổ lớn, đường sắt tốc độ cao.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu để khi có đủ điều kiện có thể xây dựng đường sắt cao tốc; tập trung đầu tư nâng cấp các cảng hàng không Nội Bài, Long Thành...; đầu tư xây dựng cảng biển đầu mối Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải, chuẩn bị các điều kiện cho việc xã hội hóa cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tập trung đầu tư phát triển hệ thống đường thủy nội địa, nâng cấp, cải tạo hệ thống đường sông Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng; tập trung đầu tư đường kết nối để kết nối hệ thống giao thông.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng trong các nhóm giải pháp nhằm giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, đột phá là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trước hết là tăng cường tính nghiêm minh, cương quyết của người thực thi công vụ kết hợp với tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho nhân dân.
Nhấn mạnh vai trò của các địa phương trong việc triển khai các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng cần xây dựng ý thức trách nhiệm cho các cấp, ngành, địa phương, coi nhiệm vụ giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông cũng là một nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương.
Trước mắt, cần triển khai ngay nhóm giải pháp đổi giờ làm việc, phân làn, phân luồng, giải phóng lòng đường, vỉa hè, xây dựng cầu vượt đường bộ nhẹ, tăng cường chế tài xử lý vi phạm, thực hiện thu phí, lệ phí phương tiện cá nhân. Phấn đấu giảm tai nạn giao thông 5-10% /năm và giải quyết các vụ ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 30 phút.
Đồng tình với giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu ra, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết phân tích các vụ tai nạn giao thông cho thấy 80% số vụ là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra.
Do đó, trước mắt, các cấp, ngành, địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục, làm cho mọi người phải ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và ứng xử một cách có văn hóa khi tham gia giao thông.
Đồng thời, hoạt động vận tải cần được tăng cường quản lý, có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe, quản lý lái xe sau khi được cấp giấy phép, ban hành phiếu kiểm soát lái xe để theo dõi vi phạm; nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu giao thông, hạ tầng giao thông, góp phần làm giảm tai nạn giao thông, xử lý kịp thời và dứt điểm những điểm đen hiện nay.
Điều quan trọng nữa là các cơ quan chức năng tập trung xử lý mạnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; buộc trách nhiệm của người chủ phương tiện trước khi đưa phương tiện của mình vào tham gia giao thông. Về lâu dài, kết cấu hạ tầng giao thông phải được tập trung đầu tư để hạn chế những điểm giao cắt là đầu nút, quy hoạch giao thông gắn liền với quy hoạch đô thị.
Xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng đường bộ
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận vẫn đang tồn tại vấn đề chất lượng công trình giao thông kém, tiến độ xây dựng chậm chạp. Năm 2011 là năm chất lượng công trình của Bộ Giao thông Vận tải.
Để giải quyết vấn đề này, ngành tập trung thúc đẩy tiến độ dự án, lựa chọn đơn vị tư vấn, giám sát tốt, nhà thầu đảm bảo năng lực thi công và tài chính. Hoạt động xây dựng công trình giao thông cần được tiến hành công khai, minh bạch với sự giám sát chặt chẽ của các cấp, ngành.
Trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề vốn đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, Bộ trưởng cho biết ngành giao thông vận tải đã xây dựng đề án đột phá chiến lược để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 10 năm tới, nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông là trên 70 tỷ USD.
Để thực hiện được chiến lược này, không thể chỉ trông chờ vào vốn ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước chỉ dành cho đối ứng giải phóng mặt bằng, cũng như làm dự án giao thông mà các thành phần ngoài nhà nước không đầu tư. Để có vốn triển khai mục tiêu đề ra, cần thay đổi tư duy trong xây dựng quy hoạch, đầu tư là phải tập trung dứt điểm chứ không đầu tư theo kiểu có tiền bao nhiêu làm bấy nhiêu.
Trước hết, phải nâng cao được chất lượng dự báo, chất lượng quy hoạch, quy hoạch về giao thông phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng, đặc biệt ở các đô thị lớn để xử lý ùn tắc giao thông về mặt lâu dài và căn cơ.
Giải pháp đột phá về huy động nguồn lực được Bộ trưởng đưa ra là lấy hạ tầng nuôi hạ tầng, tức phí và lệ phí sử dụng hạ tầng giao thông hiện nay phải được tính chuyển đổi thành giá và phải thực hiện theo giá thị trường, có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư cũng như có tiền để đầu tư tiếp các công trình. Nếu có dự án tốt, có cơ chế giá phù hợp sẽ thu hút được đầu tư.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỷ USD, Nhà nước sẽ bỏ ra khoảng 40%, còn lại là huy động từ nguồn vốn khác. Bên cạnh đó, cần có đột phá về cơ chế giải phóng mặt bằng, về tổ chức triển khai thi công, đặc biệt là phải sửa Luật Đấu thầu bởi theo Luật hiện nay sẽ không chọn được nhà thầu có đủ năng lực về tài chính và khả năng thi công.
Làm rõ hơn vấn đề quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận đất dành cho giao thông ở những đô thị lớn là rất thấp, chỉ khoảng 8% quỹ đất đô thị. Vấn đề thiếu sự kiểm soát việc tăng dân số cơ học ở các đô thị lõi, đô thị trung tâm; tổ chức mạng lưới giao thông bất cập; mạng lưới giao thông vùng, đường xuyên tâm chậm đầu tư; thiếu tổ chức giao thông ngầm, trên cao, các tuyến vành đai tránh các thành phố lớn; thiếu hạ tầng kỹ thuật xã hội, hạ tầng dịch vụ đồng bộ ở các khu đô thị mới… là những nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông.
Đưa ra giải pháp, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết trước mắt, Bộ kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng thêm các công trình cao tầng có nhiều người làm việc, nhiều người ở tại các quận nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm giải pháp dài hạn phải đặt mục tiêu 10 năm nữa cơ bản giải quyết được ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn này.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề xuất hoàn thiện thêm pháp luật liên quan đến phát triển đô thị, thay vì phát triển đô thị tự phát hiện nay phải tăng cường kiểm soát của nhà nước để đô thị phát triển đúng quy hoạch, có đầy đủ hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Định hướng quy hoạch phát triển tổng thể đô thị quốc gia đến năm 2025 theo hướng phát triển hệ thống đô thị hài hòa, cân đối các vùng, miền trong cả nước. Điều chỉnh quy hoạch vùng thủ đô, vùng Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển hệ thống giao thông liên vùng, phát triển đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong vùng, giảm áp lực tăng dân số cơ học, tránh giao thông cắt qua thành phố lớn cùng cốt như hiện nay.
Liên quan đến nguồn lực để đáp ứng cho yêu cầu phát triển giao thông, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh vấn đề đổi mới tư duy về giải quyết nguồn lực cho giao thông theo hướng giảm dần đầu tư công, mở ra những nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, vốn ngân sách chỉ làm vốn đối ứng để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đầu tư không lo được.
Tiếp đến, phải thay đổi tư duy về vấn đề giá, phí, hoàn thiện cơ chế thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn được vốn; phải có quyết định đầu tư tập trung, hiệu quả hơn, bố trí đầu tư không dàn trải, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính gác cửa việc này trước khi quyết định đầu tư các công trình.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần có một hành lang pháp lý về các hình thức kêu gọi vốn đầu tư ngoài nhà nước từ chính sách đất đai, chính sách giá, cho đến các hình thức đầu tư đảm bảo cho doanh nghiệp có thể có lãi, có thể thu hút vốn; cần có tầm nhìn quy hoạch để chọn đúng, trúng những dự án đầu tư.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ về dự án xây dựng quỹ bảo trì đường bộ. Sau khi nghiên cứu nhiều phương án, tiếp thu ý kiến người dân, dự án quỹ bảo trì đường bộ được xây dựng theo hướng thu trực tiếp trên đầu phương tiện.
Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng quỹ bảo trì các loại hình vận tải khác để bảo trì, duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông. Bên cạnh đó, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa; tiến hành phân cấp và xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng, bảo trì đường bộ; kết hợp hài hòa giữa tập trung đầu tư mới với duy tu, sửa chữa./.
Xuân Khu-Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)