Ngày 1/2, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiếp nhận bộ sưu tập bản đồ và một số tài liệu liên quan khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Bộ sưu tập này gồm 23 bản đồ các loại, 10 tư liệu bằng tiếng Anh, tiếng Nhật Bản do nhà sưu tập tư nhân Trần Mạnh Tuấn (Hà Nội) hiến tặng.
Ông Trần Mạnh Tuấn vốn là một chiến sỹ biên phòng, nay là nhà sưu tập tư nhân; đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và cả tiền bạc để sưu tầm nhiều tài liệu, hiện vật quý giá liên quan đến biển đảo Việt Nam. Hiến tặng bộ sưu tập cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ông mong muốn có thể phát huy tốt nhất giá trị của bộ sưu tập, đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức xã hội về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia khẳng định: Bộ sưu tập của ông Trần Mạnh Tuấn là những tài liệu quý; cùng với những tư liệu, hiện vật khác góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa. Bảo tàng sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học, tiếp tục giám định tư liệu và sẽ trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng bộ sưu tập này.
Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng chính thức công bố 11 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 1/10/2012. Theo Quyết định này, 11 bảo vật quốc gia được công nhận mà Bảo tàng đang lưu giữ gồm có: trống đồng Ngọc Lũ; trống đồng Hoàng Hạ; thạp đồng Đào Thịnh; tượng hai người cõng nhau thổi khèn; cây đèn hình người quỳ, thuộc nền Văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng 2500 năm; ấn đồng Môn Hạ Sảnh, thời Trần (năm 1377); bình gốm hoa lam vẽ thiên nga, thời Lê Sơ (thế kỷ 15); trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8, thời Tây Sơn (năm 1800). Tiếp đó là các tác phẩm và di bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sách "Đường kách mệnh" xuất bản năm 1927; "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) năm 1942-1943 và Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19/12/1946.
11 bảo vật quốc gia được công nhận trên đây góp phần khẳng định tinh hoa của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, phong phú đa dạng và giàu bản sắc. Mỗi bảo vật là một di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ gửi tới hiện tại và tương lai...
Hiện nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ, bảo quản một khối lượng tài sản vô giá với trên 200.000 đơn vị hiện vật, gồm nhiều sưu tập hiện vật đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình, có niên đại kéo dài từ thời nguyên thủy đến ngày nay, trong đó nhiều hiện vật có giá trị lịch sử tiêu biểu, độc bản và vô cùng quý hiếm./.
Bộ sưu tập này gồm 23 bản đồ các loại, 10 tư liệu bằng tiếng Anh, tiếng Nhật Bản do nhà sưu tập tư nhân Trần Mạnh Tuấn (Hà Nội) hiến tặng.
Ông Trần Mạnh Tuấn vốn là một chiến sỹ biên phòng, nay là nhà sưu tập tư nhân; đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và cả tiền bạc để sưu tầm nhiều tài liệu, hiện vật quý giá liên quan đến biển đảo Việt Nam. Hiến tặng bộ sưu tập cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ông mong muốn có thể phát huy tốt nhất giá trị của bộ sưu tập, đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức xã hội về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia khẳng định: Bộ sưu tập của ông Trần Mạnh Tuấn là những tài liệu quý; cùng với những tư liệu, hiện vật khác góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa. Bảo tàng sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học, tiếp tục giám định tư liệu và sẽ trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng bộ sưu tập này.
Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng chính thức công bố 11 bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 1/10/2012. Theo Quyết định này, 11 bảo vật quốc gia được công nhận mà Bảo tàng đang lưu giữ gồm có: trống đồng Ngọc Lũ; trống đồng Hoàng Hạ; thạp đồng Đào Thịnh; tượng hai người cõng nhau thổi khèn; cây đèn hình người quỳ, thuộc nền Văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng 2500 năm; ấn đồng Môn Hạ Sảnh, thời Trần (năm 1377); bình gốm hoa lam vẽ thiên nga, thời Lê Sơ (thế kỷ 15); trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8, thời Tây Sơn (năm 1800). Tiếp đó là các tác phẩm và di bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sách "Đường kách mệnh" xuất bản năm 1927; "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) năm 1942-1943 và Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19/12/1946.
11 bảo vật quốc gia được công nhận trên đây góp phần khẳng định tinh hoa của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, phong phú đa dạng và giàu bản sắc. Mỗi bảo vật là một di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ gửi tới hiện tại và tương lai...
Hiện nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ, bảo quản một khối lượng tài sản vô giá với trên 200.000 đơn vị hiện vật, gồm nhiều sưu tập hiện vật đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình, có niên đại kéo dài từ thời nguyên thủy đến ngày nay, trong đó nhiều hiện vật có giá trị lịch sử tiêu biểu, độc bản và vô cùng quý hiếm./.
Phương Trang