Năm 2011, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhànước đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm thực hiện mụctiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán ở mứcthấp, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinhtế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó, tổng phương tiện thanh toán cả năm tăng khoảng 10%, tín dụng tăngkhoảng 12%, từ tháng 9 lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng lên 15%/năm vàlãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên16%/năm, thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo, các mức lãi suấttrên thị trường tiền tệ đã hợp lý hơn…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác điều hành chính sách tiền tệ vẫncòn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là công tác thanhtra, giám sát chưa quyết liệt, chế tài xử lý chưa nghiêm dẫn tới hiện tượng cáctổ chức tín dụng sử dụng các biện pháp kỹ thuật để “lách” các quy định của Ngânhàng Nhà nước, tạo ra sự méo mó trong số liệu về huy động vốn, tăng trưởng tíndụng, tổng phương tiện thanh toán gây khó khăn trong điều hành chính sách tiềntệ.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đề ra những giải pháp cụ thể để điều hànhlinh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm soát lượngtiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiểm soát tổng phương tiện thanh toán 14-16%và tín dụng tăng trưởng từ 15-17%.
Ngành cũng đưa ra giải pháp cụ thể về điều hành tín dụng, tỷ giá và thịtrường ngoại hối, tăng cường kiểm tra, giám sát, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng,nâng cao chất lượng thống kế, dự báo, thông tin tuyên truyền…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những nỗlực cỗ gắng cùng những kết quả và những đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàngvào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong năm 2011.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng đến cuối năm chúng ta đã kiểmsoát được lạm phát, giữ cơ bản giữ được ổn định, cân đối kinh tế vĩ mô, đồngthời duy trì được sản xuất, nhờ đó đảm bảo tốt an sinh xã hội. Công tác cải cáchhành chính, xây dựng hệ thống chính quyền các cấp, phòng chống tham nhũng, quốcphòng - an ninh, công tác đối ngoại... được triển khai có hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ nhữnghạn chế yếu kém trong điều hành chính sách tiền tệ, tính thanh khoản của một sốtổ chức tín dụng còn gặp khó khăn do chưa chú trọng tới công tác quản trị rủi rothanh khoản, tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng có xu hướng gia tăng...
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị toàn ngành bám sátnhiệm vụ năm 2012 của đất nước về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát xuốngmột con số (9%), tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội... đểtriển khai có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước ngành, trước hết là ban hành thể chế, quy phạm đểtạo điều kiện cho các ngân hàng ngày càng phát triển hiệu quả và ngăn chặn rủiro cho từng ngân hàng, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, giám sát và kiểmsoát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển... "Tạisao Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại mở nhiều chi nhánh tạithành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để làm gì?," Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt câu hỏi.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nướctiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt theo tín hiệu thịtrường, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,yêu cầu tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Điềuhành chủ động, linh hoạt và hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ để từng bướcgiảm dần mặt bằng lãi suất theo mức giảm của lạm phát, bảo đảm khả năng thanhkhoản của nền kinh tế.
Thủ tướng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt tỷgiá phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ để bảo đảm các cân đối vĩ mô,khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, ổn địnhgiá trị đồng tiền Việt Nam và hạn chế tình trạng đôla hóa của nền kinh tế...Nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trước hếtlà cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung hoàn thiệnĐề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2015, trong đóđề xuất lộ trình thực hiện thận trọng, hiệu quả, không để một ngân hàng nào đổvỡ, tiến tới xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại được quản trị tốt, sản phẩmvà dịch vụ đa dạng, có tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh.
Ngoài việc điều hành chính sách tiền tệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũngyêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải nâng cao trách nhiệm quản lý chủ sở hữu có hiệuquả đối với 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, từ đó triển khai có hiệu quả táicơ cấu để các ngân hàng phát triển, trở thành những đơn vị chủ lực của hệ thốngngân hàng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các ngân hàng nâng cao trách nhiệmxã hội, ủng hộ giúp đỡ nhau trong kinh doanh, chấp hành nghiêm phát luật, tiếptục nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra.
Chính phủ sẽ làm hết sức để tạo môi trường pháp lý để hệ thống ngân hàngphát triển lành mạnh, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụkinh tế-xã hội năm 2012 và những năm tiếp theo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳngđịnh./.