Chiều 11/6, trong Phiên họp thứ 10, Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội đã tiếp tục thẩm tra Dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Đây là dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 15 (tháng 2/2013).
Theo Tờ trình của Chính phủ, việc sửa đổi này xuất phát từ những khó khăn do một số quy định của Pháp lệnh hiện hành liên quan đến quản lý tiền chất thuốc nổ đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và người lao động.|
Điều 25 của Pháp lệnh hiện hành quy định, việc kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Ngoài vấn đề tiền chất thuốc nổ, tại Phiên họp thứ 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Ban soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu làm rõ thêm vấn đề liên quan đến tiền chất thuốc nổ và trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lực lượng Điều tra viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng-An ninh đã tiến hành thẩm tra thực trạng công tác quản lý kinh doanh tiền chất thuốc nổ và đối chiếu với Tờ trình của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh này.
Theo đó, cơ quan thẩm tra cho rằng, trên cơ sở tình hình thực tế hiện nay, công tác quản lý tiền chất thuốc nổ đang diễn biến phức tạp, các loại tội phạm đã trực tiếp sử dụng những loại hóa chất này để gây án, hoặc do quản lý thiếu chặt chẽ, gây cháy nổ làm thiệt hại về người và tài sản ở nhiều nơi.
Thảo luận tại buổi làm việc, đa số các thành viên của Ủy ban Quốc phòng-An ninh cho rằng việc sửa đổi bổ sung Điều 25 là không cần thiết và đề nghị chỉ bổ sung khái niệm “tiền chất thuốc nổ” để đảm bảo hài hòa lợi ích an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Các thành viên của Ủy ban đề nghị các loại hóa chất được xác định theo khái niệm là “tiền chất thuốc nổ” trên phải quản lý như trong điều kiện hiện nay. Do đó, trong Pháp lệnh này, chỉ nên điều chỉnh các loại hóa chất gọi là “tiền chất thuốc nổ” nhưng có khả năng gây nổ bằng kíp nổ, mồi nổ, trạm nổ. Còn các loại chất khác là nguyên liệu trực tiếp tham gia sản xuất các loại thuốc nổ công nghiệp sẽ được điều chỉnh và quản lý tại Luật Hóa chất và các loại văn bản pháp luật khác có liên quan.
Liên quan đến đề xuất trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vì mục đích phòng vệ, nhiều ý kiến tán thành vấn đề này nhưng cũng đề nghị cần ban hành quy định hết sức chặt chẽ về việc quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng của lực lượng này để đảm bảo an toàn, thận trọng.
Về đề xuất trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nhiều ý kiến cho rằng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thể phối hợp với Bộ Công an để trình Chính phủ phê duyệt trang bị cho lực lượng này công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ.
Sau buổi làm việc này, Ủy ban Quốc phòng-An ninh sẽ phối hợp với cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo và báo cáo thẩm tra, tiếp tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến./.
Đây là dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 15 (tháng 2/2013).
Theo Tờ trình của Chính phủ, việc sửa đổi này xuất phát từ những khó khăn do một số quy định của Pháp lệnh hiện hành liên quan đến quản lý tiền chất thuốc nổ đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và người lao động.|
Điều 25 của Pháp lệnh hiện hành quy định, việc kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Ngoài vấn đề tiền chất thuốc nổ, tại Phiên họp thứ 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Ban soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu làm rõ thêm vấn đề liên quan đến tiền chất thuốc nổ và trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lực lượng Điều tra viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng-An ninh đã tiến hành thẩm tra thực trạng công tác quản lý kinh doanh tiền chất thuốc nổ và đối chiếu với Tờ trình của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh này.
Theo đó, cơ quan thẩm tra cho rằng, trên cơ sở tình hình thực tế hiện nay, công tác quản lý tiền chất thuốc nổ đang diễn biến phức tạp, các loại tội phạm đã trực tiếp sử dụng những loại hóa chất này để gây án, hoặc do quản lý thiếu chặt chẽ, gây cháy nổ làm thiệt hại về người và tài sản ở nhiều nơi.
Thảo luận tại buổi làm việc, đa số các thành viên của Ủy ban Quốc phòng-An ninh cho rằng việc sửa đổi bổ sung Điều 25 là không cần thiết và đề nghị chỉ bổ sung khái niệm “tiền chất thuốc nổ” để đảm bảo hài hòa lợi ích an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Các thành viên của Ủy ban đề nghị các loại hóa chất được xác định theo khái niệm là “tiền chất thuốc nổ” trên phải quản lý như trong điều kiện hiện nay. Do đó, trong Pháp lệnh này, chỉ nên điều chỉnh các loại hóa chất gọi là “tiền chất thuốc nổ” nhưng có khả năng gây nổ bằng kíp nổ, mồi nổ, trạm nổ. Còn các loại chất khác là nguyên liệu trực tiếp tham gia sản xuất các loại thuốc nổ công nghiệp sẽ được điều chỉnh và quản lý tại Luật Hóa chất và các loại văn bản pháp luật khác có liên quan.
Liên quan đến đề xuất trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vì mục đích phòng vệ, nhiều ý kiến tán thành vấn đề này nhưng cũng đề nghị cần ban hành quy định hết sức chặt chẽ về việc quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng của lực lượng này để đảm bảo an toàn, thận trọng.
Về đề xuất trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nhiều ý kiến cho rằng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có thể phối hợp với Bộ Công an để trình Chính phủ phê duyệt trang bị cho lực lượng này công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ.
Sau buổi làm việc này, Ủy ban Quốc phòng-An ninh sẽ phối hợp với cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo và báo cáo thẩm tra, tiếp tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến./.
Quang Vũ (TTXVN)