Sáng 7/7, tất cả 880 điểm bỏ phiếu tại 13 khu vực bầu cử trên toàn lãnh thổ Timor Leste đã mở cửa đón các cử tri tham gia cuộc bầu cử quốc hội trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này kỷ niệm 10 năm giành độc lập và chuẩn bị tiếp nhận quyền kiểm soát an ninh từ các lực lượng Liên hợp quốc. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra từ 7h sáng đến 3h chiều (theo giờ địa phương).
Khoảng 645.000 cử tri trên 17 tuổi đủ tư cách để bầu chọn ra 65 ghế tại Quốc hội đơn viện của Timor Leste. Giám sát cuộc bầu cử có tổng cộng 586 quan sát viên quốc tế và 2.618 quan sát viên trong nước. Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ quốc hội kéo dài 5 năm và để có chân trong cơ quan lập pháp, các ứng cử viên phải giành được tối thiểu 3% phiếu bầu.
Tham gia tranh cử có đại diện của 21 chính đảng lớn, song nhiều khả năng đảng cánh tả Mặt trận cách mạng vì một Timor Leste độc lập (FRETILIN) và Đảng Quốc đại tái thiết Timor Leste (CNRT) sẽ giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử lần này, trong đó Chủ tịch CNRT Xanana Gusmao có khả năng sẽ đắc cử chức Thủ tướng. Đảng FRETILIN tham gia tranh cử với cam kết sử dụng nguồn doanh thu từ dầu khí để nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân và giáo dục. Trong khi đảng CNRT trung tả cam kết sẽ dành ưu tiên thúc đẩy đầu tư dài hạn vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường giao thông, điện và nước.
Dư luận trong nước và quốc tế đều rất trông đợi cuộc bầu cử quốc hội lần này sẽ diễn ra trong cách hòa bình, an toàn và thành công tốt đẹp như cuộc bầu cử Tổng thống đã được tổ chức vào ngày 16/4 trước đó.
Cuộc bầu cử Quốc hội lần này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Timor Leste để lựa chọn một chính phủ đủ uy tín, năng lực điều hành đất nước, đồng thời cũng là bài sát hạch cuối cùng cho việc quốc gia Đông Nam Á non trẻ này tiếp nhận chuyển giao quyền kiểm soát an ninh từ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vào cuối năm nay. Cuộc bầu cử cũng khẳng định sự ổn định và phát triển dân chủ của Timor Leste, những điều kiện cần để gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Sau 10 năm độc lập, Timor Leste vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Hiện quốc gia này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, gồm việc tự đảm bảo an ninh sau khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc rút khỏi nước này, đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, cải thiện nền giáo dục và y tế cho khoảng 1,1 triệu dân, nỗ lực chống nạn tham nhũng và cải thiện tình trạng kinh tế bấp bênh do quá phụ thuộc vào nguồn xuất khẩu dầu lửa, vốn chiếm tới 90% ngân sách./.
Khoảng 645.000 cử tri trên 17 tuổi đủ tư cách để bầu chọn ra 65 ghế tại Quốc hội đơn viện của Timor Leste. Giám sát cuộc bầu cử có tổng cộng 586 quan sát viên quốc tế và 2.618 quan sát viên trong nước. Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ quốc hội kéo dài 5 năm và để có chân trong cơ quan lập pháp, các ứng cử viên phải giành được tối thiểu 3% phiếu bầu.
Tham gia tranh cử có đại diện của 21 chính đảng lớn, song nhiều khả năng đảng cánh tả Mặt trận cách mạng vì một Timor Leste độc lập (FRETILIN) và Đảng Quốc đại tái thiết Timor Leste (CNRT) sẽ giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử lần này, trong đó Chủ tịch CNRT Xanana Gusmao có khả năng sẽ đắc cử chức Thủ tướng. Đảng FRETILIN tham gia tranh cử với cam kết sử dụng nguồn doanh thu từ dầu khí để nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân và giáo dục. Trong khi đảng CNRT trung tả cam kết sẽ dành ưu tiên thúc đẩy đầu tư dài hạn vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường giao thông, điện và nước.
Dư luận trong nước và quốc tế đều rất trông đợi cuộc bầu cử quốc hội lần này sẽ diễn ra trong cách hòa bình, an toàn và thành công tốt đẹp như cuộc bầu cử Tổng thống đã được tổ chức vào ngày 16/4 trước đó.
Cuộc bầu cử Quốc hội lần này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Timor Leste để lựa chọn một chính phủ đủ uy tín, năng lực điều hành đất nước, đồng thời cũng là bài sát hạch cuối cùng cho việc quốc gia Đông Nam Á non trẻ này tiếp nhận chuyển giao quyền kiểm soát an ninh từ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vào cuối năm nay. Cuộc bầu cử cũng khẳng định sự ổn định và phát triển dân chủ của Timor Leste, những điều kiện cần để gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Sau 10 năm độc lập, Timor Leste vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Hiện quốc gia này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, gồm việc tự đảm bảo an ninh sau khi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc rút khỏi nước này, đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, cải thiện nền giáo dục và y tế cho khoảng 1,1 triệu dân, nỗ lực chống nạn tham nhũng và cải thiện tình trạng kinh tế bấp bênh do quá phụ thuộc vào nguồn xuất khẩu dầu lửa, vốn chiếm tới 90% ngân sách./.
(TTXVN)