Ngày 22/2, Ban Chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức hội nghị gồm đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, Hội Luật gia trên địa bàn tỉnh góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đa số đại biểu đồng tình, qua 20 năm thực hiện, Hiến pháp năm 1992 đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việc sửa đổi Hiến pháp là để phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Các đại biểu đã góp ý thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm với Dự thảo về những vấn đề cần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc hơn, nhất là các vấn đề về quyền con người, quyền công dân, vấn đề về bảo vệ Tổ quốc...
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung góp ý vào các vấn đề liên quan đến các quy định về chế độ chính trị; kết cấu của dự thảo; các quy định về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học-công nghệ, bảo vệ môi trường; một số nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân.
Ngoài ra, các đại biểu còn đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về từng điều, từng chương nhằm góp phần nâng cao chất lượng dự thảo, phù hợp với yêu cầu, đảm bảo hiệu lực, tính ổn định lâu dài của Hiến pháp và thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Trong Dự thảo còn dùng quá nhiều cụm từ ''theo quy định của pháp luật...'' mà chỉ nên dùng cụm từ ''theo quy định của Luật'' là đầy đủ và tránh ''dễ'' bị lạm dụng khi ban hành các ''thông tư'', ''hướng dẫn'' giải thích Luật. Về Tòa án Hiến pháp, nên có quy định rõ hơn về quyền hạn của mô hình này...
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ được Ban Chỉ đạo tỉnh tiếp thu, chuyển đến các cơ quan liên quan và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Đa số đại biểu đồng tình, qua 20 năm thực hiện, Hiến pháp năm 1992 đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việc sửa đổi Hiến pháp là để phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Các đại biểu đã góp ý thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm với Dự thảo về những vấn đề cần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc hơn, nhất là các vấn đề về quyền con người, quyền công dân, vấn đề về bảo vệ Tổ quốc...
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung góp ý vào các vấn đề liên quan đến các quy định về chế độ chính trị; kết cấu của dự thảo; các quy định về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học-công nghệ, bảo vệ môi trường; một số nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân.
Ngoài ra, các đại biểu còn đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về từng điều, từng chương nhằm góp phần nâng cao chất lượng dự thảo, phù hợp với yêu cầu, đảm bảo hiệu lực, tính ổn định lâu dài của Hiến pháp và thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Trong Dự thảo còn dùng quá nhiều cụm từ ''theo quy định của pháp luật...'' mà chỉ nên dùng cụm từ ''theo quy định của Luật'' là đầy đủ và tránh ''dễ'' bị lạm dụng khi ban hành các ''thông tư'', ''hướng dẫn'' giải thích Luật. Về Tòa án Hiến pháp, nên có quy định rõ hơn về quyền hạn của mô hình này...
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ được Ban Chỉ đạo tỉnh tiếp thu, chuyển đến các cơ quan liên quan và Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Cao Thăng (TTXVN)