Các nước khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ yêu cầu các ngân hàng chấp thuận mức thiệt hại 50% đối với các khoản nợ của Hy Lạp mà họ đang nắm giữ, coi như một phần trong kế hoạch nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp, và góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Trước thềm cuộc họp then chốt của các nhà lãnh đạo châu Âu dự kiến diễn ra vào ngày 23/10 để thảo luận kế hoạch tổng thể mới do Pháp và Đức đề xuất, các quan chức Eurozone cho rằng đề xuất các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp chấp nhận mức thiệt hại từ 30% đến 50% đang được cân nhắc, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 21% đưa ra hồi tháng Bảy, điều kiện tiên quyết gắn với gói cứu trợ quốc tế thứ hai trị giá 159 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Đáng tiếc là sau thời điểm đó, nền kinh tế Hy Lạp lại chìm sâu hơn vào suy thoái, làm dấy lên nỗi lo vỡ nợ và buộc các nhà lãnh đạo Eurozone phải có hành động nhanh để ngăn ngừa khủng hoảng.
Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, thâm hụt ngân sách trong chín tháng đầu năm nay đã tăng 15% lên 19,1 tỷ euro, vượt xa mục tiêu 22,5 tỷ euro. Thu ngân sách tiếp tục giảm, trong khi chi tiêu vẫn tăng chủ yếu là do nền kinh tế chìm sâu hơn vào suy thoái khi chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng đầy khắc khổ để ổn định nền tài chính công.
Đầu tháng này Chính phủ Hy Lạp đã điều chỉnh hạ dự báo thâm hụt ngân sách năm nay xuống còn 8,5% GDP, thấp hơn mức thâm hụt 10,5% GDP của năm ngoái, nhưng vẫn còn quá xa so với mục tiêu 7,4% GDP được đặt ra hồi tháng Sáu.
Núi nợ của Hy Lạp được dự đoán sẽ tăng lên 357 tỷ euro, tương đương 162% GDP năm nay. Trong cuộc họp nội các hôm 12/10 Thủ tướng Hy Lạp George Papandreous khẳng định đang thương lượng bằng mọi cách để giảm bớt núi nợ khổng lồ.
[EC hối thúc hành động kiên quyết đối với Hy Lạp]
Trước đó một ngày "bộ ba" chủ nợ quốc tế gồm Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng trung ương châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) đã bật đèn xanh cho Hy Lạp nhận đợt giải ngân thứ 6 để tránh vỡ nợ vào tháng 11.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cũng kêu gọi EU có quyết định dứt khoát đối với kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp lây lan khắp Eurozone trong bối cảnh các ngân hàng khu vực có nguy cơ chịu tổn thất nhiều hơn vì những khoản nợ của Hy Lạp mà họ đang nắm giữ.
Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng châu Âu cần đưa ra các công cụ đáng tin cậy và mạnh mẽ hơn, phát huy tối đa sức mạnh của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và sớm cho ra đời Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) vào giữa năm 2012 thay vì theo lịch trình là vào năm 2013 khi EFSF hết hiệu lực.
Ngoài ra, Chính phủ các nước Eurozone cần hỗ trợ các ngân hàng yếu kém nếu họ không tìm kiếm được nhà đầu tư. Nếu nhà nước không đủ khả năng, các ngân hàng có thể xin trợ giúp từ EFSF./.
Trước thềm cuộc họp then chốt của các nhà lãnh đạo châu Âu dự kiến diễn ra vào ngày 23/10 để thảo luận kế hoạch tổng thể mới do Pháp và Đức đề xuất, các quan chức Eurozone cho rằng đề xuất các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp chấp nhận mức thiệt hại từ 30% đến 50% đang được cân nhắc, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 21% đưa ra hồi tháng Bảy, điều kiện tiên quyết gắn với gói cứu trợ quốc tế thứ hai trị giá 159 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Đáng tiếc là sau thời điểm đó, nền kinh tế Hy Lạp lại chìm sâu hơn vào suy thoái, làm dấy lên nỗi lo vỡ nợ và buộc các nhà lãnh đạo Eurozone phải có hành động nhanh để ngăn ngừa khủng hoảng.
Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, thâm hụt ngân sách trong chín tháng đầu năm nay đã tăng 15% lên 19,1 tỷ euro, vượt xa mục tiêu 22,5 tỷ euro. Thu ngân sách tiếp tục giảm, trong khi chi tiêu vẫn tăng chủ yếu là do nền kinh tế chìm sâu hơn vào suy thoái khi chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng đầy khắc khổ để ổn định nền tài chính công.
Đầu tháng này Chính phủ Hy Lạp đã điều chỉnh hạ dự báo thâm hụt ngân sách năm nay xuống còn 8,5% GDP, thấp hơn mức thâm hụt 10,5% GDP của năm ngoái, nhưng vẫn còn quá xa so với mục tiêu 7,4% GDP được đặt ra hồi tháng Sáu.
Núi nợ của Hy Lạp được dự đoán sẽ tăng lên 357 tỷ euro, tương đương 162% GDP năm nay. Trong cuộc họp nội các hôm 12/10 Thủ tướng Hy Lạp George Papandreous khẳng định đang thương lượng bằng mọi cách để giảm bớt núi nợ khổng lồ.
[EC hối thúc hành động kiên quyết đối với Hy Lạp]
Trước đó một ngày "bộ ba" chủ nợ quốc tế gồm Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng trung ương châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) đã bật đèn xanh cho Hy Lạp nhận đợt giải ngân thứ 6 để tránh vỡ nợ vào tháng 11.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cũng kêu gọi EU có quyết định dứt khoát đối với kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp lây lan khắp Eurozone trong bối cảnh các ngân hàng khu vực có nguy cơ chịu tổn thất nhiều hơn vì những khoản nợ của Hy Lạp mà họ đang nắm giữ.
Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng châu Âu cần đưa ra các công cụ đáng tin cậy và mạnh mẽ hơn, phát huy tối đa sức mạnh của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và sớm cho ra đời Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) vào giữa năm 2012 thay vì theo lịch trình là vào năm 2013 khi EFSF hết hiệu lực.
Ngoài ra, Chính phủ các nước Eurozone cần hỗ trợ các ngân hàng yếu kém nếu họ không tìm kiếm được nhà đầu tư. Nếu nhà nước không đủ khả năng, các ngân hàng có thể xin trợ giúp từ EFSF./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)