Quỹ Ford và Viện Aspen (Aspen Institute) của Mỹ vừa tái khẳng định kế hoạch hoạt động nhằm giúp Việt Nam và Mỹ giải quyết hậu quả của chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Trong thông cáo báo chí ra ngày 9/5, hai tổ chức trên cho biết một khoản tiền trị giá 1,6 triệu USD sẽ được Quỹ Ford chuyển cho Viện Aspen để tiến hành các hoạt động thúc đẩy Chương trình Chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam do Nhóm Đối thoại Mỹ-Việt về chất độc da cam/dioxin đề ra.
Các hoạt động đó gồm việc hoạch định cam kết dài hạn của các nguồn công và tư nhân trong việc giải quyết chất độc da cam/dioxin cũng như giúp các chuyên gia nhận thức rõ là họ cần phải tập trung các dự án vào nhu cầu của những người bị ảnh hưởng của chất độc này.
Trong thời gian qua, Quỹ Ford và Viện Aspen đã đóng vai trò chính trong việc xây dựng chương trình nhân đạo đa đảng nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam và đã giúp nâng cao nhận thức của nhiều nhà hoạch định chính sách của Mỹ về vấn đề này.
Từ năm 2000, Quỹ Ford, mộ tổ chức phi chính phủ của Mỹ, đã cấp hơn 17 triệu USD hỗ trợ các nỗ lực khắc phục hậu quả của chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Tháng 6/2010, Nhóm Đối thoại Mỹ-Việt về chất độc da cam/dioxin đã công bố kế hoạch nhằm quyên góp 300 triệu USD trong vòng 10 năm để giúp Việt Nam hoàn thành các công việc khắc phục hậu quả của chất độc da cam/dioxin.
Nhóm Đối thoại được khởi xướng vào năm 2007 nhằm kêu gọi sự ủng hộ thực tế để giải quyết hậu quả của chất độc da cam/dioxin được sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam đối với con người và môi trường.
Nhóm này do ông Walter Isaacson, Chủ tịch Viện Aspen, một tổ chức nghiên cứu, và ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, đồng chủ tịch./.
Trong thông cáo báo chí ra ngày 9/5, hai tổ chức trên cho biết một khoản tiền trị giá 1,6 triệu USD sẽ được Quỹ Ford chuyển cho Viện Aspen để tiến hành các hoạt động thúc đẩy Chương trình Chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam do Nhóm Đối thoại Mỹ-Việt về chất độc da cam/dioxin đề ra.
Các hoạt động đó gồm việc hoạch định cam kết dài hạn của các nguồn công và tư nhân trong việc giải quyết chất độc da cam/dioxin cũng như giúp các chuyên gia nhận thức rõ là họ cần phải tập trung các dự án vào nhu cầu của những người bị ảnh hưởng của chất độc này.
Trong thời gian qua, Quỹ Ford và Viện Aspen đã đóng vai trò chính trong việc xây dựng chương trình nhân đạo đa đảng nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam và đã giúp nâng cao nhận thức của nhiều nhà hoạch định chính sách của Mỹ về vấn đề này.
Từ năm 2000, Quỹ Ford, mộ tổ chức phi chính phủ của Mỹ, đã cấp hơn 17 triệu USD hỗ trợ các nỗ lực khắc phục hậu quả của chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Tháng 6/2010, Nhóm Đối thoại Mỹ-Việt về chất độc da cam/dioxin đã công bố kế hoạch nhằm quyên góp 300 triệu USD trong vòng 10 năm để giúp Việt Nam hoàn thành các công việc khắc phục hậu quả của chất độc da cam/dioxin.
Nhóm Đối thoại được khởi xướng vào năm 2007 nhằm kêu gọi sự ủng hộ thực tế để giải quyết hậu quả của chất độc da cam/dioxin được sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam đối với con người và môi trường.
Nhóm này do ông Walter Isaacson, Chủ tịch Viện Aspen, một tổ chức nghiên cứu, và ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, đồng chủ tịch./.
(TTXVN/Vietnam+)