Các nhà khoa học Mỹ ngày 7/3 cho biết, một chiếc răng chó có niên đại 33.000 năm vừa được tìm thấy tại Siberia có thể được coi là bằng chứng về tổ tiên của loài chó hiện đại.
Những nghiên cứu trước đây cho biết, chó được con người thuần hóa cùng với sự xuất hiện của nông nghiệp từ hơn 10.000 năm trước. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết đích xác loài chó hiện đại mà con người biết tới ngày nay đã tách khỏi loài chó sói hoang dã từ bao giờ và ở đâu.
Một vài nghiên cứu cho thấy sự phân tách này diễn ra cách đây khoảng 100.000 năm, song những hóa thạch sớm nhất được biết tới của giống chó hiện đại chỉ mới có từ 36.000 năm trước.
Mẫu ADN của chiếc răng chó mới được tìm thấy ở núi Altai phía nam Siberia, cho thấy con chó này mối liên hệ gần gũi với chó hiện đại hơn là chó sói, qua đó tiếp tục củng cố cho giả thiết nói trên.
"Những kết quả này gợi ý đến một lịch sử cổ xưa của loài chó, bên ngoài vùng Trung Đông hay Trung Á, trước đó được cho là nơi xuất xứ của loài này," nghiên cứu cho biết./.
Những nghiên cứu trước đây cho biết, chó được con người thuần hóa cùng với sự xuất hiện của nông nghiệp từ hơn 10.000 năm trước. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết đích xác loài chó hiện đại mà con người biết tới ngày nay đã tách khỏi loài chó sói hoang dã từ bao giờ và ở đâu.
Một vài nghiên cứu cho thấy sự phân tách này diễn ra cách đây khoảng 100.000 năm, song những hóa thạch sớm nhất được biết tới của giống chó hiện đại chỉ mới có từ 36.000 năm trước.
Mẫu ADN của chiếc răng chó mới được tìm thấy ở núi Altai phía nam Siberia, cho thấy con chó này mối liên hệ gần gũi với chó hiện đại hơn là chó sói, qua đó tiếp tục củng cố cho giả thiết nói trên.
"Những kết quả này gợi ý đến một lịch sử cổ xưa của loài chó, bên ngoài vùng Trung Đông hay Trung Á, trước đó được cho là nơi xuất xứ của loài này," nghiên cứu cho biết./.
S.N (Vietnam+)