Ngày 1/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, thành phố Hà Nội, đã tiếp xúc đông đảo cử tri các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, để tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.
Cùng dự buổi tiếp xúc có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh.
Cử tri đã được nghe giới thiệu nội dung, chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIII, dự kiến diễn ra từ ngày 20/10- 26/11/2011; nghe các đại biểu Quốc hội giải đáp những kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII.
Theo tổng hợp của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, trong số 189 ý kiến phát biểu của cử tri, có 36 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Chính phủ. Các kiến nghị tập trung vào một số vấn đề như thiếu trường mầm non, quy hoạch xây dựng trường học theo hướng kiên cố, hiện đại, tăng cường trang thiết bị dạy và học...; chế độ chính sách đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc, Ban thanh tra nhân dân, trưởng, phó các đoàn thể ở xã, phường, tạo điều kiện cho cán bộ đoàn thể ở cơ sở yên tâm công tác.
Nhiều cử tri đã phát biểu, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, gửi đến Quốc hội nhiều ý kiến, kiến nghị xác đáng. Bác Huỳnh Thống đại diện 21.000cử tri phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), đề nghị Quốc hội có cơ chế đưa các chính sách, pháp luật đã ban hành vào đời sống xã hội. Khi luật được ban hành, phải có thông tư hướng dẫn kịp thời, thống nhất giữa các bộ, ngành; đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật để dân hiểu và làm theo, trong đó phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.
Bác Thống đề nghị, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có chức năng giám sát tối cao, nếu chỉ chất vấn và trả lời chất vấn thì hiệu quả giám sát còn hạn chế, nên quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Bác Nguyễn Văn Tri (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) mong muốn Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Thời gian qua, giá cả các mặt hàng thiết yếu (điện, xăng dầu...) có biên độ dao động lớn, nhưng sự điều tiết của Nhà nước chưa đủ độ. Hay như tình trạng các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm: bất động sản, chứng khoán, ngân hàng... cần tăng cường sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội.
Đánh giá cao tầm quan trọng của Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, cũng như những động thái tích cực của các thành viên Chính phủ vừa được Quốc hội bầu, phê chuẩn, bác Trần Đình Hợi (cựu chiến binh phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) đề nghị, cần quy định một cách chỉnh chu về chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhằm giúp đỡ hiệu quả, thiết thực đối với các đối tượng này, vốn phải gánh chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, nhiều cử tri bày tỏ lo ngại về tỷ lệ tội phạm hình sự gia tăng; về chất lượng giáo dục đào tạo, việc giáo dục nhân cách con người chưa được chú trọng đúng mức, hàng năm học sinh đều phải mua mới sách giáo khoa, rất tốn kém, lương giáo viên quá thấp chưa bảo đảm để các thầy giáo, cô giáo chuyên tâm giảng dạy.
Về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, một số cử tri quận Tây Hồ kiến nghị, không nên để cơ quan phòng chống tham nhũng trực thuộc cơ quan hành pháp; cần bổ sung, quy định rõ trong luật phòng chống tham nhũng các biện pháp chế tài đối với người tố cáo tham nhũng sai sự thật, đồng thời có quy chế bảo vệ người tố cáo đúng. Những cán bộ có sai phạm, cần phải xử lý nghiêm, để củng cố niềm tin trong nhân dân.
Kết thúc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận và cảm ơn nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, có những ý kiến bao quát, đề cập nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, có những ý kiến cụ thể, liên quan đến các lĩnh vực công tác của thành phố, quận, huyện, xã, phường; đồng thời hoan nghênh lãnh đạo thành phố Hà Nội đã báo cáo, giải trình về những vấn đề cử tri nêu, những công việc lớn mà thành phố đang làm.
Tổng Bí thư mong muốn cử tri hiểu rõ hơn tính chất cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội. Hội đồng nhân dân thành phố, quận, huyện đều có tiếp xúc cử tri, nhưng mỗi cuộc tiếp xúc có tính chất, yêu cầu, mục đích riêng. Đại biểu Quốc hội thì tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp của Quốc hội, trước kỳ họp là để báo cáo cử tri dự kiến chương trình, nội dung làm việc của Quốc hội, sau kỳ họp là để báo cáo kết quả hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp.
Tổng Bí thư cũng như các đại biểu Quốc hội, mong được nghe nhiều hơn nữa các ý kiến đóng góp của cử tri liên quan đến các mặt công tác của Quốc hội, như hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các công việc quan trọng của đất nước. Muốn vậy, công tác tiếp xúc cử tri cần phải được tiếp tục đổi mới. Đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc cần gửi trước nội dung, chương trình, để cử tri nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến trước khi diễn ra cuộc tiếp xúc. Đồng thời, bản thân cử tri, vốn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, cũng cần quan tâm theo dõi hoạt động của Quốc hội, để có thể đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng với Quốc hội.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về các vấn đề kinh tế-xã hội, Tổng Bí thư khẳng định việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Tổng Bí thư nhất trí với ý kiến của nhiều cử tri về sự cần thiết đổi mới hơn nữa công tác lập pháp theo hướng nâng cao chất lượng và bảo đảm thực thi các đạo luật đã được ban hành; tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát tối cao của Quốc hội, nhất là giám sát bảo đảm tuân thủ và thực thi pháp luật, giám sát chuyên đề, tập trung vào các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc mà cử tri quan tâm.
Về vấn đề biển Đông, Tổng Bí thư nêu rõ, cần xử lý thật tốt mối quan hệ biện chứng giữa hai mục tiêu nhiệm vụ: giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển./.
Cùng dự buổi tiếp xúc có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo; Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh.
Cử tri đã được nghe giới thiệu nội dung, chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIII, dự kiến diễn ra từ ngày 20/10- 26/11/2011; nghe các đại biểu Quốc hội giải đáp những kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII.
Theo tổng hợp của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, trong số 189 ý kiến phát biểu của cử tri, có 36 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Chính phủ. Các kiến nghị tập trung vào một số vấn đề như thiếu trường mầm non, quy hoạch xây dựng trường học theo hướng kiên cố, hiện đại, tăng cường trang thiết bị dạy và học...; chế độ chính sách đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc, Ban thanh tra nhân dân, trưởng, phó các đoàn thể ở xã, phường, tạo điều kiện cho cán bộ đoàn thể ở cơ sở yên tâm công tác.
Nhiều cử tri đã phát biểu, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, gửi đến Quốc hội nhiều ý kiến, kiến nghị xác đáng. Bác Huỳnh Thống đại diện 21.000cử tri phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), đề nghị Quốc hội có cơ chế đưa các chính sách, pháp luật đã ban hành vào đời sống xã hội. Khi luật được ban hành, phải có thông tư hướng dẫn kịp thời, thống nhất giữa các bộ, ngành; đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật để dân hiểu và làm theo, trong đó phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.
Bác Thống đề nghị, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có chức năng giám sát tối cao, nếu chỉ chất vấn và trả lời chất vấn thì hiệu quả giám sát còn hạn chế, nên quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Bác Nguyễn Văn Tri (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) mong muốn Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Thời gian qua, giá cả các mặt hàng thiết yếu (điện, xăng dầu...) có biên độ dao động lớn, nhưng sự điều tiết của Nhà nước chưa đủ độ. Hay như tình trạng các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm: bất động sản, chứng khoán, ngân hàng... cần tăng cường sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội.
Đánh giá cao tầm quan trọng của Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, cũng như những động thái tích cực của các thành viên Chính phủ vừa được Quốc hội bầu, phê chuẩn, bác Trần Đình Hợi (cựu chiến binh phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) đề nghị, cần quy định một cách chỉnh chu về chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhằm giúp đỡ hiệu quả, thiết thực đối với các đối tượng này, vốn phải gánh chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, nhiều cử tri bày tỏ lo ngại về tỷ lệ tội phạm hình sự gia tăng; về chất lượng giáo dục đào tạo, việc giáo dục nhân cách con người chưa được chú trọng đúng mức, hàng năm học sinh đều phải mua mới sách giáo khoa, rất tốn kém, lương giáo viên quá thấp chưa bảo đảm để các thầy giáo, cô giáo chuyên tâm giảng dạy.
Về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, một số cử tri quận Tây Hồ kiến nghị, không nên để cơ quan phòng chống tham nhũng trực thuộc cơ quan hành pháp; cần bổ sung, quy định rõ trong luật phòng chống tham nhũng các biện pháp chế tài đối với người tố cáo tham nhũng sai sự thật, đồng thời có quy chế bảo vệ người tố cáo đúng. Những cán bộ có sai phạm, cần phải xử lý nghiêm, để củng cố niềm tin trong nhân dân.
Kết thúc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận và cảm ơn nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, có những ý kiến bao quát, đề cập nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, có những ý kiến cụ thể, liên quan đến các lĩnh vực công tác của thành phố, quận, huyện, xã, phường; đồng thời hoan nghênh lãnh đạo thành phố Hà Nội đã báo cáo, giải trình về những vấn đề cử tri nêu, những công việc lớn mà thành phố đang làm.
Tổng Bí thư mong muốn cử tri hiểu rõ hơn tính chất cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội. Hội đồng nhân dân thành phố, quận, huyện đều có tiếp xúc cử tri, nhưng mỗi cuộc tiếp xúc có tính chất, yêu cầu, mục đích riêng. Đại biểu Quốc hội thì tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp của Quốc hội, trước kỳ họp là để báo cáo cử tri dự kiến chương trình, nội dung làm việc của Quốc hội, sau kỳ họp là để báo cáo kết quả hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp.
Tổng Bí thư cũng như các đại biểu Quốc hội, mong được nghe nhiều hơn nữa các ý kiến đóng góp của cử tri liên quan đến các mặt công tác của Quốc hội, như hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các công việc quan trọng của đất nước. Muốn vậy, công tác tiếp xúc cử tri cần phải được tiếp tục đổi mới. Đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc cần gửi trước nội dung, chương trình, để cử tri nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến trước khi diễn ra cuộc tiếp xúc. Đồng thời, bản thân cử tri, vốn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, cũng cần quan tâm theo dõi hoạt động của Quốc hội, để có thể đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng với Quốc hội.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về các vấn đề kinh tế-xã hội, Tổng Bí thư khẳng định việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Tổng Bí thư nhất trí với ý kiến của nhiều cử tri về sự cần thiết đổi mới hơn nữa công tác lập pháp theo hướng nâng cao chất lượng và bảo đảm thực thi các đạo luật đã được ban hành; tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát tối cao của Quốc hội, nhất là giám sát bảo đảm tuân thủ và thực thi pháp luật, giám sát chuyên đề, tập trung vào các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc mà cử tri quan tâm.
Về vấn đề biển Đông, Tổng Bí thư nêu rõ, cần xử lý thật tốt mối quan hệ biện chứng giữa hai mục tiêu nhiệm vụ: giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)