Ngày 9/2, Tổng thống Sri Lanka, ông Mahinda Rajapakse đã ký sắc lệnh giải tán Quốc hội, mở đường cho cuộc tổng tuyển cử diễn ra trước thời hạn hai tháng.
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra ngày 8/4 tới và Quốc hội Sri Lanka khóa mới sẽ bắt đầu làm việc từ ngày 22/4.
Động thái trên diễn ra chỉ một ngày sau khi giới chức Sri Lanka bắt giữ ông Sarath Fonseka, người thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 27/1 vừa qua.
Vị cựu tướng quân đội được coi là người có công lớn trong chiến dịch của chính phủ chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ qua ở Sri Lanka bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có tội xúi giục nổi loạn và âm mưu ám sát Tổng thống Rajapakse.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã tỏ lo ngại về vụ bắt giữ ông Fonseka, kêu gọi chính quyền Colombo "tuân thủ các quy định của pháp luật và đưa ra những bảo vệ cần thiết cho vị tướng này".
Một số chuyên gia phân tích cho rằng vụ bắt giữ ông Fonseka có thể làm sâu sắc thêm chia rẽ trong nội bộ quốc đảo Nam Á này trong thời kỳ hậu chiến./.
Theo kế hoạch, cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra ngày 8/4 tới và Quốc hội Sri Lanka khóa mới sẽ bắt đầu làm việc từ ngày 22/4.
Động thái trên diễn ra chỉ một ngày sau khi giới chức Sri Lanka bắt giữ ông Sarath Fonseka, người thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 27/1 vừa qua.
Vị cựu tướng quân đội được coi là người có công lớn trong chiến dịch của chính phủ chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ qua ở Sri Lanka bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có tội xúi giục nổi loạn và âm mưu ám sát Tổng thống Rajapakse.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã tỏ lo ngại về vụ bắt giữ ông Fonseka, kêu gọi chính quyền Colombo "tuân thủ các quy định của pháp luật và đưa ra những bảo vệ cần thiết cho vị tướng này".
Một số chuyên gia phân tích cho rằng vụ bắt giữ ông Fonseka có thể làm sâu sắc thêm chia rẽ trong nội bộ quốc đảo Nam Á này trong thời kỳ hậu chiến./.
(TTXVN/Vietnam+)