Hiện nay nguồn nước ngầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều thách thức như cạn kiệt, nhiễm bẩn, bị thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu.
Mặt khác, công tác quản lý nguồn nước ngầm tại thành phố vẫn còn những bất cập như số liệu điều tra cơ bản về nước ngầm còn thiếu, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hiệu quả chưa cao, quy hoạch chung chưa gắn kết với quy hoạch nguồn nước.
Đó là những vấn đề về nguồn nước ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh được ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội thảo khoa học “Hưởng ứng ngày nước thế giới 22/3- Nước cho phát triển đô thị” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/3.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay tổng lượng nước khai thác gần 600.000m3/ngày và việc khai thác nước ngầm chủ yếu tập trung tại các địa phương chưa có hệ thống cấp nước chung hoặc chưa phủ khắp như quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi… nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Ngà, cho biết thực tế hiện nay nhiều cấp, ngành trên địa bàn thành phố chưa nhận thấy hết được tầm quan trọng của nguồn nước ngầm như khả năng của nguồn nước có hạn, sự mất cân bằng sẽ dẫn đến hạ thấp mặt nước… Mặt khác, nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước cũng còn hạn chế, một bộ phần không nhỏ người dân chưa tuân thủ pháp luật về bảo vệ, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
Tiến sỹ Chế Đình Lý, Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm triển khai chiến lược 5R (Bảo vệ, Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế, Tái phân phối) nhằm bảo bệ nguồn nước, đồng thời tích cực áp dụng kỹ thuật sinh thái trong xây dựng hạ tầng, không bê tông hóa toàn bộ vỉa hè nhằm giữ nước bổ cập cho nước ngầm; giáo dục ý thức bảo tồn nước cho người dân, nhất là đối tượng học sinh; quy hoạch sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý.
Theo các nhà khoa học, giải pháp cơ bản nhất nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh là cần vận động người dân thu gom nước mưa để sử dụng, đồng thời bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất bằng nguồn nước mưa. Qua đó, hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm, phục hồi cho các tầng trữ nước để phục vụ nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai.
Ông Lê Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Địa tin học (Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho việc phân vùng cấm và hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất phục vụ phát triển đô thị một cách bền vững.
Ngoài ra, công nghệ GIS còn góp phần phân tích, cung cấp nhanh thông tin liên quan đến Biến dạng mặt đất và sự tăng cao mực nước biển nhằm nâng cao hiệu quả các công trình xây dựng có liên quan đến thoát nước và chống ngập trên địa bàn thành phố./.
Mặt khác, công tác quản lý nguồn nước ngầm tại thành phố vẫn còn những bất cập như số liệu điều tra cơ bản về nước ngầm còn thiếu, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hiệu quả chưa cao, quy hoạch chung chưa gắn kết với quy hoạch nguồn nước.
Đó là những vấn đề về nguồn nước ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh được ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội thảo khoa học “Hưởng ứng ngày nước thế giới 22/3- Nước cho phát triển đô thị” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/3.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay tổng lượng nước khai thác gần 600.000m3/ngày và việc khai thác nước ngầm chủ yếu tập trung tại các địa phương chưa có hệ thống cấp nước chung hoặc chưa phủ khắp như quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi… nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Ngà, cho biết thực tế hiện nay nhiều cấp, ngành trên địa bàn thành phố chưa nhận thấy hết được tầm quan trọng của nguồn nước ngầm như khả năng của nguồn nước có hạn, sự mất cân bằng sẽ dẫn đến hạ thấp mặt nước… Mặt khác, nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước cũng còn hạn chế, một bộ phần không nhỏ người dân chưa tuân thủ pháp luật về bảo vệ, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
Tiến sỹ Chế Đình Lý, Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm triển khai chiến lược 5R (Bảo vệ, Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế, Tái phân phối) nhằm bảo bệ nguồn nước, đồng thời tích cực áp dụng kỹ thuật sinh thái trong xây dựng hạ tầng, không bê tông hóa toàn bộ vỉa hè nhằm giữ nước bổ cập cho nước ngầm; giáo dục ý thức bảo tồn nước cho người dân, nhất là đối tượng học sinh; quy hoạch sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý.
Theo các nhà khoa học, giải pháp cơ bản nhất nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh là cần vận động người dân thu gom nước mưa để sử dụng, đồng thời bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất bằng nguồn nước mưa. Qua đó, hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm, phục hồi cho các tầng trữ nước để phục vụ nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai.
Ông Lê Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Địa tin học (Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho việc phân vùng cấm và hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất phục vụ phát triển đô thị một cách bền vững.
Ngoài ra, công nghệ GIS còn góp phần phân tích, cung cấp nhanh thông tin liên quan đến Biến dạng mặt đất và sự tăng cao mực nước biển nhằm nâng cao hiệu quả các công trình xây dựng có liên quan đến thoát nước và chống ngập trên địa bàn thành phố./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)