Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông qua Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015.
Mục tiêu chiến lược của Kế hoạch hành động là xác định và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp thích nghi, ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng phát thải cácbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Thành phố sẽ hoàn thiện các nghiên cứu, đánh giá chi tiết định tính và định lượng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tổng thể trong các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là khả năng dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó cũng như nguy cơ di dân dưới tác động của nước biển dâng, nhằm xác định các vấn đề sẽ phải thực hiện và đề xuất các giải pháp ứng phó cho các ngành, lĩnh vực.
Hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp được tập trung ưu tiên thực hiện trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, tài nguyên nước, năng lượng, nông nghiệp, quản lý chất thải, y tế - sức khỏe… nhằm nâng cao khả năng chống đỡ của người dân và thành phố trước những thay đổi trong tương lai của khí hậu.
Ước tính kinh phí cho các hoạt động thực hiện Chương trình giai đoạn 5 năm này khoảng 12.000 tỷ đồng, trong đó vốn thu hút nước ngoài khoảng 50% và vốn trong nước 50%.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xếp Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng này và Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất.
Theo dự báo trong tương lai gần, đến năm 2020 mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng cao thêm 11-12cm và đạt 28-33cm vào năm 2050.
Riêng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, theo dự báo dài hạn, nếu mực nước biển dâng 65cm, diện tích ngập của thành phố sẽ rộng khoảng 128km2, chiếm 6,3% diện tích của thành phố./.
Mục tiêu chiến lược của Kế hoạch hành động là xác định và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp thích nghi, ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng phát thải cácbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Thành phố sẽ hoàn thiện các nghiên cứu, đánh giá chi tiết định tính và định lượng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tổng thể trong các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là khả năng dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó cũng như nguy cơ di dân dưới tác động của nước biển dâng, nhằm xác định các vấn đề sẽ phải thực hiện và đề xuất các giải pháp ứng phó cho các ngành, lĩnh vực.
Hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp được tập trung ưu tiên thực hiện trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, tài nguyên nước, năng lượng, nông nghiệp, quản lý chất thải, y tế - sức khỏe… nhằm nâng cao khả năng chống đỡ của người dân và thành phố trước những thay đổi trong tương lai của khí hậu.
Ước tính kinh phí cho các hoạt động thực hiện Chương trình giai đoạn 5 năm này khoảng 12.000 tỷ đồng, trong đó vốn thu hút nước ngoài khoảng 50% và vốn trong nước 50%.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xếp Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do hiện tượng này và Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất.
Theo dự báo trong tương lai gần, đến năm 2020 mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng cao thêm 11-12cm và đạt 28-33cm vào năm 2050.
Riêng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, theo dự báo dài hạn, nếu mực nước biển dâng 65cm, diện tích ngập của thành phố sẽ rộng khoảng 128km2, chiếm 6,3% diện tích của thành phố./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)