Ngày 7/6, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố còn 50 điểm ven sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở đất cao; trong đó huyện Nhà Bè có 12 vị trí, Cần Giờ có 9 vị trí, quận Bình Thạnh có 9 vị trí và Thủ Đức có 5 vị trí.
Theo khảo sát, nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở kéo dài từ 1,5km đến gần 5km như đoạn từ ngã 3 Kinh Lộ về phía thượng lưu, bờ tả và bờ hữu Rạch Giồng, huyện Nhà Bè; Sông Lòng Tàu, từ kè Tân Thới Hiệp đến ngã 3 Tắc Ông Nghĩa, ấp An Hòa (huyện Cần Giờ); bờ hữu ngã ba Rạch Tra lên thượng lưu sông Sài Gòn, xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), Khu vực nhà hàng Hoàng Ty đến quán Tư Trì, Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh)…
Đối với các điểm có nguy cơ sạt lở, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố các phương án khắc phục, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Các trạm quản lý đường sông tăng cường bố trí biển báo, phao, đèn hiệu để hạn chế các phương tiện giao thông thủy qua lại các khu vực sạt lở đang có dân cư sinh sống.
Ông Phan Hoàng Trí, Phó Giám đốc Khu quản lý đường thủy nội địa Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do trên các tuyến sông, rạch trên địa bàn có nhiều luồng chảy phức tạp, hoạt động giao thông đường thủy tăng cao, thay đổi địa chất… nên ngoài các vị trí đã được cảnh báo trên, mùa mưa bão năm nay sẽ còn xuất hiện hàng loạt điểm mới có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân.
Trước tình hình trên, khu quản lý đường thủy nội địa cũng đã tổ chức kiểm tra các luồng tuyến, các điểm bị lấn chiếm và có nguy cơ sạt lở, đồng thời tổ chức vận động, di dời dân ra khỏi các vị trí nguy hiểm, có khả năng sạt lở cao./.
Theo khảo sát, nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở kéo dài từ 1,5km đến gần 5km như đoạn từ ngã 3 Kinh Lộ về phía thượng lưu, bờ tả và bờ hữu Rạch Giồng, huyện Nhà Bè; Sông Lòng Tàu, từ kè Tân Thới Hiệp đến ngã 3 Tắc Ông Nghĩa, ấp An Hòa (huyện Cần Giờ); bờ hữu ngã ba Rạch Tra lên thượng lưu sông Sài Gòn, xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), Khu vực nhà hàng Hoàng Ty đến quán Tư Trì, Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh)…
Đối với các điểm có nguy cơ sạt lở, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố các phương án khắc phục, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Các trạm quản lý đường sông tăng cường bố trí biển báo, phao, đèn hiệu để hạn chế các phương tiện giao thông thủy qua lại các khu vực sạt lở đang có dân cư sinh sống.
Ông Phan Hoàng Trí, Phó Giám đốc Khu quản lý đường thủy nội địa Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do trên các tuyến sông, rạch trên địa bàn có nhiều luồng chảy phức tạp, hoạt động giao thông đường thủy tăng cao, thay đổi địa chất… nên ngoài các vị trí đã được cảnh báo trên, mùa mưa bão năm nay sẽ còn xuất hiện hàng loạt điểm mới có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân.
Trước tình hình trên, khu quản lý đường thủy nội địa cũng đã tổ chức kiểm tra các luồng tuyến, các điểm bị lấn chiếm và có nguy cơ sạt lở, đồng thời tổ chức vận động, di dời dân ra khỏi các vị trí nguy hiểm, có khả năng sạt lở cao./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)