Mạng tin Oil price ngày 5/3 cho biết lần đầu tiên trong 40 năm qua, Mỹ đã để mất vị trí quốc gia nhập khẩu ròng dầu mỏ lớn nhất thế giới vào tay Trung Quốc.
Các số liệu sơ bộ, do Cơ quan thông tin của Bộ Năng lượng Mỹ (EIA) công bố, cho thấy lượng dầu nhập khẩu ròng của Trung Quốc trong tháng 12/2012 đã vượt Mỹ.
Mặc dù số liệu trên vẫn chưa chắc chắn, một phần do các loại thuế có thể "bóp méo" những ước tính lượng dầu nhập khẩu ròng tháng 12, và thị trường năng lượng vẫn đang chờ thêm các số liệu hàng tháng, tuy nhiên, thông tin trên được các chuyên gia coi là "sự thay đổi chỉ xảy ra một lần trong một thế hệ," sẽ làm chao đảo tình hình địa chính trị liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các nhà phân tích dầu mỏ tin rằng, cho dù các số liệu trong tháng 1/2013 cho thấy dù Mỹ có giành lại được vị trí dẫn đầu, thì nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn có khả năng tụt xuống vị trí thứ hai sau Trung Quốc vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014, bởi sản lượng dầu trong nước của Mỹ đang tăng nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến đang giúp làm giảm nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Mỹ.
Yếu tố dẫn đến sự "đổi ngôi" trên là do sản lượng dầu của Mỹ tăng mạnh, đồng thời các công nghệ và kỹ thuật mới, nhất là kỹ thuật "thủy lực bẻ gãy," cho phép Mỹ khai thác dầu từ các nguồn mà trước đây họ không thể vươn tới được.
Theo các số liệu của EIA, sản lượng dầu thô của Mỹ hiện đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua, tăng khoảng 40% so với năm 2008. Đồng thời, nhu cầu dầu mỏ của nước này hiện đang ở mức thấp trong 17 năm qua và EIA dự báo Mỹ có thể vượt Arập Xêút và Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Mỹ dự kiến sẽ sản xuất 7,3 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay, tăng so với mức 6,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2012. Điều này ảnh hưởng một cách rõ ràng đến khối lượng dầu thô mà Mỹ nhập khẩu./.
Các số liệu sơ bộ, do Cơ quan thông tin của Bộ Năng lượng Mỹ (EIA) công bố, cho thấy lượng dầu nhập khẩu ròng của Trung Quốc trong tháng 12/2012 đã vượt Mỹ.
Mặc dù số liệu trên vẫn chưa chắc chắn, một phần do các loại thuế có thể "bóp méo" những ước tính lượng dầu nhập khẩu ròng tháng 12, và thị trường năng lượng vẫn đang chờ thêm các số liệu hàng tháng, tuy nhiên, thông tin trên được các chuyên gia coi là "sự thay đổi chỉ xảy ra một lần trong một thế hệ," sẽ làm chao đảo tình hình địa chính trị liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các nhà phân tích dầu mỏ tin rằng, cho dù các số liệu trong tháng 1/2013 cho thấy dù Mỹ có giành lại được vị trí dẫn đầu, thì nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn có khả năng tụt xuống vị trí thứ hai sau Trung Quốc vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014, bởi sản lượng dầu trong nước của Mỹ đang tăng nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến đang giúp làm giảm nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Mỹ.
Yếu tố dẫn đến sự "đổi ngôi" trên là do sản lượng dầu của Mỹ tăng mạnh, đồng thời các công nghệ và kỹ thuật mới, nhất là kỹ thuật "thủy lực bẻ gãy," cho phép Mỹ khai thác dầu từ các nguồn mà trước đây họ không thể vươn tới được.
Theo các số liệu của EIA, sản lượng dầu thô của Mỹ hiện đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua, tăng khoảng 40% so với năm 2008. Đồng thời, nhu cầu dầu mỏ của nước này hiện đang ở mức thấp trong 17 năm qua và EIA dự báo Mỹ có thể vượt Arập Xêút và Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Mỹ dự kiến sẽ sản xuất 7,3 triệu thùng dầu/ngày trong năm nay, tăng so với mức 6,4 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2012. Điều này ảnh hưởng một cách rõ ràng đến khối lượng dầu thô mà Mỹ nhập khẩu./.
(TTXVN)