Sáng 3/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì Hội nghị giao ban toàn quốc triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 là đề án có quy mô lớn nhất về đào tạo lao động nông thôn từ trước đến nay. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã.
Đề án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp coogn nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; thực hiện theo hướng khoa học và đồng bộ nhất từ trước đến nay và có những biện pháp hỗ trợ cụ thể cho lao động học nghề, đội ngũ giáo viên và nghệ nhân trong quá trình học nghề.
Đề án hướng tới bảo đảm việc làm cho ít nhất từ 70-80% người lao động sau khi học nghề. Ngay trong năm nay, bên cạnh việc tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mục tiêu của đề án Tăng cường năng lực dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm nay bằng các chính sách của đề án này.
Đến nay, các Bộ, ngành hữu quan đã xây dựng chương trình hành động cụ thể của Bộ, ngành mình theo hướng dài hạn, đón đầu nhu cầu lao động nông thôn đến năm 2020.
Trao đổi tại buổi giao ban, các địa phương thống nhất với Chương trình thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tuy nhiên đề nghị cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đề án đạt hiệu quả tối đa; xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của đề án theo từng kỳ để có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
Trong thực hiện chú trọng đến công tác điều tra cụ thể nhu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu của người lao động; tạo cơ chế liên thông trong đào tạo, sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp, các địa phương nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau; lấy cấp huyện, xã làm cơ sở trong đào tạo nghề để phù hợp nhu cầu thực tế.
Một số địa phương đề nghị cần sớm có hướng dẫn về tài chính đào tạo nghề để có thực hiện ngay trong thời gian sớm nhất. Một số Trung tâm dạy nghề đề nghị, cùng với các tổ chức nhà nước, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại chính doanh nghiệp mình, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động sau quá trình học nghề.
Đối với việc cấp Thẻ học nghề cho lao động nông thôn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, nhiều địa phương cho rằng cần thực hiện thí điểm, đánh giá hiệu quả trước khi triển khai diện rộng và phân cấp cụ thể trong công tác quản lý thẻ, tránh trường hợp thẻ bị lợi dụng.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý các Bộ, ngành chức năng sớm hoàn thiện văn bản hướng dẫn, cụ thể là hướng dẫn về phân bổ kinh phí, quy chế tài chính để giám sát thực hiện - phải hoàn thành trong tháng 2 năm nay để có cơ sở triển khai đề án; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện. Các địa phương phải thực hiện điều tra nhu cầu sử dụng lao động và số người có nhu cầu học nghề nhằm cân đối cung cầu, tránh tình trạng lãng phí.
Ông đề nghị khẩn trương kiện toàn các Trung tâm dạy nghề tại địa phương, trước mắt có thể huy động các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm hướng nghiệp tại địa phương hỗ trợ trong đào tạo nghề theo hướng vừa học văn hóa, vừa học nghề.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát để mỗi một vùng sẽ có 1 tỉnh triển khai thực hiện thí điểm; trong tỉnh lựa chọn 1 huyện, 1 Trung tâm dạy nghề cụ thể làm điểm; xem xét việc kêu gọi tài trợ quốc tế trong quá trình thực hiện đề án và đề nghị các địa phương có phương án để vận động, khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo nghề./.
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 là đề án có quy mô lớn nhất về đào tạo lao động nông thôn từ trước đến nay. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã.
Đề án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp coogn nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; thực hiện theo hướng khoa học và đồng bộ nhất từ trước đến nay và có những biện pháp hỗ trợ cụ thể cho lao động học nghề, đội ngũ giáo viên và nghệ nhân trong quá trình học nghề.
Đề án hướng tới bảo đảm việc làm cho ít nhất từ 70-80% người lao động sau khi học nghề. Ngay trong năm nay, bên cạnh việc tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mục tiêu của đề án Tăng cường năng lực dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm nay bằng các chính sách của đề án này.
Đến nay, các Bộ, ngành hữu quan đã xây dựng chương trình hành động cụ thể của Bộ, ngành mình theo hướng dài hạn, đón đầu nhu cầu lao động nông thôn đến năm 2020.
Trao đổi tại buổi giao ban, các địa phương thống nhất với Chương trình thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tuy nhiên đề nghị cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đề án đạt hiệu quả tối đa; xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của đề án theo từng kỳ để có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
Trong thực hiện chú trọng đến công tác điều tra cụ thể nhu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu của người lao động; tạo cơ chế liên thông trong đào tạo, sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp, các địa phương nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau; lấy cấp huyện, xã làm cơ sở trong đào tạo nghề để phù hợp nhu cầu thực tế.
Một số địa phương đề nghị cần sớm có hướng dẫn về tài chính đào tạo nghề để có thực hiện ngay trong thời gian sớm nhất. Một số Trung tâm dạy nghề đề nghị, cùng với các tổ chức nhà nước, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại chính doanh nghiệp mình, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động sau quá trình học nghề.
Đối với việc cấp Thẻ học nghề cho lao động nông thôn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, nhiều địa phương cho rằng cần thực hiện thí điểm, đánh giá hiệu quả trước khi triển khai diện rộng và phân cấp cụ thể trong công tác quản lý thẻ, tránh trường hợp thẻ bị lợi dụng.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý các Bộ, ngành chức năng sớm hoàn thiện văn bản hướng dẫn, cụ thể là hướng dẫn về phân bổ kinh phí, quy chế tài chính để giám sát thực hiện - phải hoàn thành trong tháng 2 năm nay để có cơ sở triển khai đề án; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện. Các địa phương phải thực hiện điều tra nhu cầu sử dụng lao động và số người có nhu cầu học nghề nhằm cân đối cung cầu, tránh tình trạng lãng phí.
Ông đề nghị khẩn trương kiện toàn các Trung tâm dạy nghề tại địa phương, trước mắt có thể huy động các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm hướng nghiệp tại địa phương hỗ trợ trong đào tạo nghề theo hướng vừa học văn hóa, vừa học nghề.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát để mỗi một vùng sẽ có 1 tỉnh triển khai thực hiện thí điểm; trong tỉnh lựa chọn 1 huyện, 1 Trung tâm dạy nghề cụ thể làm điểm; xem xét việc kêu gọi tài trợ quốc tế trong quá trình thực hiện đề án và đề nghị các địa phương có phương án để vận động, khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo nghề./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)