Căng thẳng chính trị tại Libya ngày càng gia tăng làm dấy lên mối quan ngại về sự an toàn của lao động Việt Nam tại nước ngoài.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định sẽ tập trung mọi phương án để hỗ trợ lao động về nước hoặc đưa lao động đến nơi an toàn.
Xung quanh vấn đề này, chiều ngày 24/2, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
- Bộ trưởng có thể cho biết, tại Libya hiện nay, nước ta có bao nhiêu lao động làm việc?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Lao động Việt Nam làm việc tại Libya có 10.462 người. Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã có đầy đủ thông tin về danh sách số lượng lao động cũng như doanh nghiệp đưa lao động sang đó và doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động.
- Bộ trưởng có thể cho biết hiện nay, số lao động nước ta ở Libya đang trong tình trạng như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Hiện nay, chưa có thông tin gì về lao động bị thương, tất cả vẫn an toàn và hầu hết đều đã nghỉ việc ở Tripoly, Banghazi.
Tới thời điểm này đã có 2.000 lao động được đưa sơ tán sang các nước lân cận và chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin liên tục tình hình lao động Việt Nam ở Libya.
Vài ngày tới, Bộ sẽ đón lao động đầu tiên mà chủ lao động cho phép đưa về nước. Điều này cho thấy trách nhiệm của nhà thầu sử dụng lao động rất cao, nhất là trong bối cảnh tình hình đất nước Libya đang hết sức biến động, phức tạp.
Mặt khác, Bộ cũng sẽ cố gắng mọi phương án khả thi nhất để lao động về nước an toàn.
- Trước tình hình biến động chính trị ở Lybia, hầu hết lao động đang rất hoang mang và gặp nhiều khó khăn. Vậy, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có cách gì để giải quyết tình trạng trước mắt?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Một số lao động mất giấy tờ tùy thân sẽ được cơ quan lãnh sự quán liên hệ với doanh nghiệp để đưa lao động về an toàn.
Bộ cũng khuyến cáo lao động và công dân Việt Nam tại Libya không đi ra ngoài, lao động sẽ được cung cấp đầy đủ lương thực và thực phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài việc cung cấp lương thực, thực phẩm sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, thông tin liên lạc cho người thân ở quê nhà hay bị gián đoạn và khó khăn, phương tiện vận tải di chuyển hầu như tê liệt.
- Vậy, Bộ và Chính phủ đã có những chủ trương và hành động gì nhằm hỗ trợ lao động ở Libya?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Bộ thường xuyên cập nhật tình hình và có những phương án khả thi để định hướng lao động tản cư sang các nước khác để tránh xung đột; trong đó một bộ phận lao động đã di cư sang các nước Malta, Ai Cập, Tuynidi.
Bộ cũng cử vài nhóm cơ quan chức năng sang các nước láng giềng Libya để đón lao động làm thủ tục hỗ trợ. Với tình hình phức tạp hiện nay, Bộ đã và sẽ huy động mọi phương tiện như đường bộ, đường biển, hàng không để đưa lao động về nước hoặc đến nơi trú chân an toàn.
Bằng mọi cách, chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ lao động về nước hoặc di chuyển an toàn để làm việc.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động ở nước ngoài như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya cũng đang triển khai thực hiện công văn của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, theo dõi sát tình hình, chủ động bàn bạc với các đối tác về các phương án hỗ trợ, bảo đảm an toàn về tính mạng và quyền lợi cho người lao động.
Ngoài ra, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề nghị Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vào cuộc để vận chuyển lao động về nước hoặc các hãng hàng không quốc gia khác đưa về.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng./.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định sẽ tập trung mọi phương án để hỗ trợ lao động về nước hoặc đưa lao động đến nơi an toàn.
Xung quanh vấn đề này, chiều ngày 24/2, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
- Bộ trưởng có thể cho biết, tại Libya hiện nay, nước ta có bao nhiêu lao động làm việc?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Lao động Việt Nam làm việc tại Libya có 10.462 người. Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã có đầy đủ thông tin về danh sách số lượng lao động cũng như doanh nghiệp đưa lao động sang đó và doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động.
- Bộ trưởng có thể cho biết hiện nay, số lao động nước ta ở Libya đang trong tình trạng như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Hiện nay, chưa có thông tin gì về lao động bị thương, tất cả vẫn an toàn và hầu hết đều đã nghỉ việc ở Tripoly, Banghazi.
Tới thời điểm này đã có 2.000 lao động được đưa sơ tán sang các nước lân cận và chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin liên tục tình hình lao động Việt Nam ở Libya.
Vài ngày tới, Bộ sẽ đón lao động đầu tiên mà chủ lao động cho phép đưa về nước. Điều này cho thấy trách nhiệm của nhà thầu sử dụng lao động rất cao, nhất là trong bối cảnh tình hình đất nước Libya đang hết sức biến động, phức tạp.
Mặt khác, Bộ cũng sẽ cố gắng mọi phương án khả thi nhất để lao động về nước an toàn.
- Trước tình hình biến động chính trị ở Lybia, hầu hết lao động đang rất hoang mang và gặp nhiều khó khăn. Vậy, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có cách gì để giải quyết tình trạng trước mắt?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Một số lao động mất giấy tờ tùy thân sẽ được cơ quan lãnh sự quán liên hệ với doanh nghiệp để đưa lao động về an toàn.
Bộ cũng khuyến cáo lao động và công dân Việt Nam tại Libya không đi ra ngoài, lao động sẽ được cung cấp đầy đủ lương thực và thực phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài việc cung cấp lương thực, thực phẩm sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, thông tin liên lạc cho người thân ở quê nhà hay bị gián đoạn và khó khăn, phương tiện vận tải di chuyển hầu như tê liệt.
- Vậy, Bộ và Chính phủ đã có những chủ trương và hành động gì nhằm hỗ trợ lao động ở Libya?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Bộ thường xuyên cập nhật tình hình và có những phương án khả thi để định hướng lao động tản cư sang các nước khác để tránh xung đột; trong đó một bộ phận lao động đã di cư sang các nước Malta, Ai Cập, Tuynidi.
Bộ cũng cử vài nhóm cơ quan chức năng sang các nước láng giềng Libya để đón lao động làm thủ tục hỗ trợ. Với tình hình phức tạp hiện nay, Bộ đã và sẽ huy động mọi phương tiện như đường bộ, đường biển, hàng không để đưa lao động về nước hoặc đến nơi trú chân an toàn.
Bằng mọi cách, chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ lao động về nước hoặc di chuyển an toàn để làm việc.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động ở nước ngoài như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya cũng đang triển khai thực hiện công văn của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, theo dõi sát tình hình, chủ động bàn bạc với các đối tác về các phương án hỗ trợ, bảo đảm an toàn về tính mạng và quyền lợi cho người lao động.
Ngoài ra, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề nghị Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vào cuộc để vận chuyển lao động về nước hoặc các hãng hàng không quốc gia khác đưa về.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)