Liên tiếp trong ba ngày từ 19-21/10, triều cường biển Đông lên cao gây ngập nhiều địa phương đầu nguồn ở tỉnh Hậu Giang.
Đặc biệt, vào rạng sáng 21/10, triều cường đạt đỉnh làm ngập cục bộ nhiều tuyến đường, vườn cây ăn trái, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn.
Đỉnh triều sáng 21/10 đo được tại thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành là 1,6m, cao hơn đỉnh triều năm 2011. Đây là một trong những địa phương đầu nguồn của tỉnh Hậu Giang bị ngập nặng.
Mặc dù triều cường lên nhanh gây ngập cục bộ và rút sau hơn 1 giờ đồng hồ nhưng đã gây không ít thiệt hại cho người dân. Đối với tiểu thương tại các chợ, do không lượng trước được đỉnh triều, không kịp di dời đồ đạc nên nhiều hàng hóa đã bị ngập, hư hỏng.
Ngoài ra, triều cường còn gây ngập nhiều tuyến đường nội ô, dân sinh tại các huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, Phụng Hiệp và gây ngập nhiều diện tích cây ăn trái, hoa màu.
Người dân không chỉ chịu thiệt hại về kinh tế mà tình trạng ô nhiễm môi trường do ngập úng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân, nhất là với tiểu thương buôn bán tại các chợ, người dân sống trong khu dân cư ẩm thấp.
Cùng lúc triều cường dâng cao, nước lũ cuối nguồn cũng lên nhanh, cộng mưa dầm nhiều ngày qua làm cho tình trạng ngập úng tại các địa phương vùng trũng thêm nặng, gây nhiều khó khăn trong sản xuất, nhất là người dân đang thu hoạch vụ lúa thu Đông, diện tích mía, cây ăn trái.
Ngoài việc đối phó thiên tai, người dân phải thuê nhân công để thu hoạch nhanh lúa, cây trái, khiến giá thuê nhân công tăng cao, trong khi đó giá thành sản phẩm thu hoạch lại xuống thấp.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, triều cường sẽ còn đứng ở mức cao trong những ngày tới. Hiện nay, mức nước thượng nguồn chỉ đạt, vượt mức báo động 2, nhưng ở hạ nguồn tỉnh Hậu Giang mức nước đang lên nhanh do gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh dồn triều biển Đông xuống hạ nguồn.
Dự báo, đến ngày 23/10, mức nước cao nhất tại Tân Châu (An Giang) trên mức báo động 2 khoảng 0,15m; tại Châu Đốc (An Giang) lên 3,8m, dưới báo động 3. Do vậy các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, mía, hoa màu, cây ăn trái; tăng cường công tác trực, tập trung gia cố đê bao, chuẩn bị máy móc bơm tát sẵn sàng ứng phó, bảo vệ tài sản, tính mạng người dân khi có sạt lở hoặc ngập úng kéo dài./.
Đặc biệt, vào rạng sáng 21/10, triều cường đạt đỉnh làm ngập cục bộ nhiều tuyến đường, vườn cây ăn trái, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn.
Đỉnh triều sáng 21/10 đo được tại thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành là 1,6m, cao hơn đỉnh triều năm 2011. Đây là một trong những địa phương đầu nguồn của tỉnh Hậu Giang bị ngập nặng.
Mặc dù triều cường lên nhanh gây ngập cục bộ và rút sau hơn 1 giờ đồng hồ nhưng đã gây không ít thiệt hại cho người dân. Đối với tiểu thương tại các chợ, do không lượng trước được đỉnh triều, không kịp di dời đồ đạc nên nhiều hàng hóa đã bị ngập, hư hỏng.
Ngoài ra, triều cường còn gây ngập nhiều tuyến đường nội ô, dân sinh tại các huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy, Phụng Hiệp và gây ngập nhiều diện tích cây ăn trái, hoa màu.
Người dân không chỉ chịu thiệt hại về kinh tế mà tình trạng ô nhiễm môi trường do ngập úng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân, nhất là với tiểu thương buôn bán tại các chợ, người dân sống trong khu dân cư ẩm thấp.
Cùng lúc triều cường dâng cao, nước lũ cuối nguồn cũng lên nhanh, cộng mưa dầm nhiều ngày qua làm cho tình trạng ngập úng tại các địa phương vùng trũng thêm nặng, gây nhiều khó khăn trong sản xuất, nhất là người dân đang thu hoạch vụ lúa thu Đông, diện tích mía, cây ăn trái.
Ngoài việc đối phó thiên tai, người dân phải thuê nhân công để thu hoạch nhanh lúa, cây trái, khiến giá thuê nhân công tăng cao, trong khi đó giá thành sản phẩm thu hoạch lại xuống thấp.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, triều cường sẽ còn đứng ở mức cao trong những ngày tới. Hiện nay, mức nước thượng nguồn chỉ đạt, vượt mức báo động 2, nhưng ở hạ nguồn tỉnh Hậu Giang mức nước đang lên nhanh do gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh dồn triều biển Đông xuống hạ nguồn.
Dự báo, đến ngày 23/10, mức nước cao nhất tại Tân Châu (An Giang) trên mức báo động 2 khoảng 0,15m; tại Châu Đốc (An Giang) lên 3,8m, dưới báo động 3. Do vậy các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, mía, hoa màu, cây ăn trái; tăng cường công tác trực, tập trung gia cố đê bao, chuẩn bị máy móc bơm tát sẵn sàng ứng phó, bảo vệ tài sản, tính mạng người dân khi có sạt lở hoặc ngập úng kéo dài./.
Huỳnh Sử (TTXVN)