Trong bộ thiết kế này, yếu tố kế thừa được thể hiện ở các họa tiết trang trí nhưchữ Triện, chữ Phúc kết hợp yếu tố văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.
Yếu tố hội nhập chính là cách pha, ghép vải, phù điêu trên vải, xử lý chấtliệu, đưa những họa tiết mới của thế giới vào áo dài truyền thống như hội hoạTrung Quốc, tranh thủy mặc, tranh Nhật (nguyệt cầm), Ikabela (lẵng hoa của NhậtBản, cành cây khô...).
Trong các mẫu thiết kế, tác giả cũng đã thể hiện yếu tố phát triển ở sự phácách ở kiểu dáng, trang trí trên áo và đưa đến triển lãm tại một số nước nhưPháp, Đức, Nhật, Ý.
Nhà thiết kế Phạm Quốc Tuấn cho biết khi thiết kế bộ sưu tập này, anh muốn xóanhòa ranh giới văn hóa truyền thống và hiện đại để áo dài Việt khoác trên mình“chiếc áo mới,” không chỉ đóng khung trong truyền thống mà hòa nhập vào xu hướngtoàn cầu với tiêu chí hòa nhập nhưng không mất đi bản sắc văn hóa Việt, khôngđánh mất đi cái hồn của dân tộc Việt Nam.
Thông qua triển lãm, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu đến người xem sựphát triển của áo dài trong hơi thở thời cuộc và hồn dân tộc hòa vào dòng chảycủa thời gian./.