Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người ở độ tuổi trên 60 trên thế giới sẽ tăng gấp ba từ 600 triệu lên 2 tỷ trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2050, còn số người trên 80 tuổi sẽ tăng gấp bốn.
Lần đầu tiên trong lịch sử, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi.
Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa cũng tăng nhanh. Nếu như trong những năm 1950 chưa đến 1/3 dân số thế giới sống ở các thành phố thì hiện nay tỷ lệ này vào khoảng 50% và sẽ tăng lên trên 60% vào năm 2030.
Hai xu hướng trên cho thấy thách thức lớn mà các xã hội đang phải đối mặt, đặc biệt là ở phương Tây - nơi mà những hiện tượng này phổ biến nhất.
Nhà nghiên cứu Marcello Martinoni cho rằng người già trong 20 năm tới sẽ không giống người già hiện nay và càng không phải là những người già cách đây 20 năm.
Cần phải xây dựng các thành phố người già để làm sao có thể tạo môi trường khuyến khích người già năng động. Đây cũng chính là mục tiêu của Pro Senectute - tổ chức chính ủng hộ người già của Thụy Sĩ.
Người già nên sống ở chính căn nhà của họ với các công cụ hỗ trợ giúp họ làm những công việc thường ngày. Người già cần tiếp xúc với xã hội và cuộc sống thay vì sống ở những nơi cách biệt và yên tĩnh.
Các thành phố Thụy Sĩ hiện đang xúc tiến nghiên cứu các vấn đề này cùng với một loạt dự án như "Hệ thống các thành phố người già thân thiện." Các cộng đồng khắp đất nước đang được khuyến khích tìm hiểu, xác định nhu cầu của nhóm người già để đưa ra các kế hoạch hành động. Việc phát triển những chiến lược này cũng chính là để giải quyết tác động của vấn đề già hóa dân số.
Nhà nghiên cứu Martinoni nhấn mạnh những người già cũng chính là những công dân chứ không chỉ là người tiêu dùng thụ động hưởng các dịch vụ y tế và xã hội. Khi đến một ngưỡng nào đó trong xã hội, chúng ta sẽ không còn bàn về vấn đề già hóa dân số, mà bắt đầu coi hiện tượng này như là một nguồn lực./.
Lần đầu tiên trong lịch sử, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi.
Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa cũng tăng nhanh. Nếu như trong những năm 1950 chưa đến 1/3 dân số thế giới sống ở các thành phố thì hiện nay tỷ lệ này vào khoảng 50% và sẽ tăng lên trên 60% vào năm 2030.
Hai xu hướng trên cho thấy thách thức lớn mà các xã hội đang phải đối mặt, đặc biệt là ở phương Tây - nơi mà những hiện tượng này phổ biến nhất.
Nhà nghiên cứu Marcello Martinoni cho rằng người già trong 20 năm tới sẽ không giống người già hiện nay và càng không phải là những người già cách đây 20 năm.
Cần phải xây dựng các thành phố người già để làm sao có thể tạo môi trường khuyến khích người già năng động. Đây cũng chính là mục tiêu của Pro Senectute - tổ chức chính ủng hộ người già của Thụy Sĩ.
Người già nên sống ở chính căn nhà của họ với các công cụ hỗ trợ giúp họ làm những công việc thường ngày. Người già cần tiếp xúc với xã hội và cuộc sống thay vì sống ở những nơi cách biệt và yên tĩnh.
Các thành phố Thụy Sĩ hiện đang xúc tiến nghiên cứu các vấn đề này cùng với một loạt dự án như "Hệ thống các thành phố người già thân thiện." Các cộng đồng khắp đất nước đang được khuyến khích tìm hiểu, xác định nhu cầu của nhóm người già để đưa ra các kế hoạch hành động. Việc phát triển những chiến lược này cũng chính là để giải quyết tác động của vấn đề già hóa dân số.
Nhà nghiên cứu Martinoni nhấn mạnh những người già cũng chính là những công dân chứ không chỉ là người tiêu dùng thụ động hưởng các dịch vụ y tế và xã hội. Khi đến một ngưỡng nào đó trong xã hội, chúng ta sẽ không còn bàn về vấn đề già hóa dân số, mà bắt đầu coi hiện tượng này như là một nguồn lực./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)