Theo AFP, trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai, Trung Quốc đã cấm các hãng hàng không của mình trả phí phát thải carbon theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), vốn cũng bị phản đối bởi hơn 20 nước khác, bao gồm Ấn Độ, Mỹ và Nga.
Bắc Kinh đã khẳng định nhiều lần rằng họ phản đối quy định mới của EU, đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 mà truyền thông Trung Quốc nói có thể gây ra một “cuộc chiến tranh thương mại” trong ngành hàng không. Một tuyên bố trên trang web của Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc, cũng nói các hãng hàng không cũng bị cấm sử dụng quy định về phí phát thải của EU để tăng giá vé đối với hành khách.
“Cục hàng không dân dụng Trung Quốc mới đây đã chỉ đạo các hãng hàng không Trung Quốc rằng nếu không có sự đồng ý của các bộ ngành liên quan, mọi hãng vận tải hàng không ở Trung Quốc bị cấm tham gia chương trình phí phát thải của EU (ETS),” tuyên bố trên cho hay.
Trung Quốc bày tỏ lo ngại rằng ngành hàng không dân dụng sẽ phải trả thêm khoảng 800 triệu nhân dân tệ (125 triệu USD) mỗi năm cho các chuyến bay cất cánh hoặc hạ cánh ở châu Âu, và chi phí này sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2020.
Hội đồng châu Âu (EC) thì lập luận rằng chi phí cho các hãng hàng không là có thể chấp nhận được, với ước tính ETS chỉ khiến các hãng hàng không phải tăng thêm từ 4-24 euro (32 USD) tiền giá vé cho một chuyến bay đường dài khứ hồi.
Bất chấp điều đó, một số hãng hàng không cũng đã công bố giá vé mới sau khi luật ở EU có hiệu lực. Hãng hàng không Delta Air Lines của Mỹ, một trong những hãng lớn nhất thế giới, đã tăng giá vé thêm sáu USD cho một chuyến bay hai chiều giữa Mỹ và châu Âu.
Hãng Lufthansa của Đức cho biết họ sẽ tăng giá và hãng của Bỉ Brussels Airlines đã tăng giá vé thêm 10 euro đến 135 euro cho các chuyến bay quốc tế và thêm ba euro tới 39 euro cho các tuyến bay ở châu Âu. Các hãng hàng không chỉ trích ETS thực chất là một loại thuế mới và có thể khiến ngành này mất 17,5 tỷ euro (23,8 tỷ USD) trong vòng tám năm tới.
ETS vẫn được áp dụng bất chấp một đề nghị từ Bộ trưởng ngoại giao mỹ Hillary Clinton với EU tạm hoãn ngày áp dụng. Các hãng hàng không Mỹ nói họ sẽ miễn cưỡng tuân theo luật lệ của EU, nhưng sẽ phản đối và tiếp tục theo đuổi các lựa chọn pháp lý khác. Còn hiệp hội vận tải hàng không Trung Quốc, đại diện cho các hãng hàng không ở nước này, khẳng định tháng trước rằng chính phủ Trung Quốc đang xem xét “các biện pháp trả đũa” lại ETS, dù không cho biết chi tiết.
Hiệp hội này nói loại phí mới sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hãng hàng không lớn của Trung Quốc, bao gồm Air China, China Eastern và China Southern. Nhưng các hãng hàng không vi phạm quy định chưa bị trừng phạt ngay lập tức bởi EU cho thời hạn tới 30/4/2013 để các hãng tính toán lại mức độ phát thải hàng năm và trả phí trở lại cho năm 2012.
EU khởi động ETS từ năm 2005 trong nỗ lực giảm phát thải carbon. Các hãng hàng không hiện đang đóng góp khoảng 3% vào lượng phát thải toàn cầu. Những hãng không tuân thủ quy định có thể bị cấm hạ cánh xuống lãnh thổ 27 nước châu Âu là thành viên EU, trong những trường hợp nghiêm trọng./.
Bắc Kinh đã khẳng định nhiều lần rằng họ phản đối quy định mới của EU, đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 mà truyền thông Trung Quốc nói có thể gây ra một “cuộc chiến tranh thương mại” trong ngành hàng không. Một tuyên bố trên trang web của Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc, cũng nói các hãng hàng không cũng bị cấm sử dụng quy định về phí phát thải của EU để tăng giá vé đối với hành khách.
“Cục hàng không dân dụng Trung Quốc mới đây đã chỉ đạo các hãng hàng không Trung Quốc rằng nếu không có sự đồng ý của các bộ ngành liên quan, mọi hãng vận tải hàng không ở Trung Quốc bị cấm tham gia chương trình phí phát thải của EU (ETS),” tuyên bố trên cho hay.
Trung Quốc bày tỏ lo ngại rằng ngành hàng không dân dụng sẽ phải trả thêm khoảng 800 triệu nhân dân tệ (125 triệu USD) mỗi năm cho các chuyến bay cất cánh hoặc hạ cánh ở châu Âu, và chi phí này sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2020.
Hội đồng châu Âu (EC) thì lập luận rằng chi phí cho các hãng hàng không là có thể chấp nhận được, với ước tính ETS chỉ khiến các hãng hàng không phải tăng thêm từ 4-24 euro (32 USD) tiền giá vé cho một chuyến bay đường dài khứ hồi.
Bất chấp điều đó, một số hãng hàng không cũng đã công bố giá vé mới sau khi luật ở EU có hiệu lực. Hãng hàng không Delta Air Lines của Mỹ, một trong những hãng lớn nhất thế giới, đã tăng giá vé thêm sáu USD cho một chuyến bay hai chiều giữa Mỹ và châu Âu.
Hãng Lufthansa của Đức cho biết họ sẽ tăng giá và hãng của Bỉ Brussels Airlines đã tăng giá vé thêm 10 euro đến 135 euro cho các chuyến bay quốc tế và thêm ba euro tới 39 euro cho các tuyến bay ở châu Âu. Các hãng hàng không chỉ trích ETS thực chất là một loại thuế mới và có thể khiến ngành này mất 17,5 tỷ euro (23,8 tỷ USD) trong vòng tám năm tới.
ETS vẫn được áp dụng bất chấp một đề nghị từ Bộ trưởng ngoại giao mỹ Hillary Clinton với EU tạm hoãn ngày áp dụng. Các hãng hàng không Mỹ nói họ sẽ miễn cưỡng tuân theo luật lệ của EU, nhưng sẽ phản đối và tiếp tục theo đuổi các lựa chọn pháp lý khác. Còn hiệp hội vận tải hàng không Trung Quốc, đại diện cho các hãng hàng không ở nước này, khẳng định tháng trước rằng chính phủ Trung Quốc đang xem xét “các biện pháp trả đũa” lại ETS, dù không cho biết chi tiết.
Hiệp hội này nói loại phí mới sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hãng hàng không lớn của Trung Quốc, bao gồm Air China, China Eastern và China Southern. Nhưng các hãng hàng không vi phạm quy định chưa bị trừng phạt ngay lập tức bởi EU cho thời hạn tới 30/4/2013 để các hãng tính toán lại mức độ phát thải hàng năm và trả phí trở lại cho năm 2012.
EU khởi động ETS từ năm 2005 trong nỗ lực giảm phát thải carbon. Các hãng hàng không hiện đang đóng góp khoảng 3% vào lượng phát thải toàn cầu. Những hãng không tuân thủ quy định có thể bị cấm hạ cánh xuống lãnh thổ 27 nước châu Âu là thành viên EU, trong những trường hợp nghiêm trọng./.
Trần Trọng (Vietnam+)