Tục cắt tóc lấy may trong ngày 2/2 Âm lịch hàng năm, hay còn gọi là ngày “nhị nguyệt nhị” ở Trung Quốc khiến cho các tay thợ cạo được một ngày làm việc vất vả suốt trong ngày 17/3 năm nay.
Nhiều người Trung Quốc mê tín tin rằng được cắt tóc trong ngày “nhị nguyệt nhị” cũng là ngày “long đài đầu” - nghĩa là rồng ngẩng đầu, sẽ mang lại sự khởi đầu may mắn cho cả năm.
Ngược lại, nếu ai đó cắt tóc trong tháng Giêng Âm lịch, cậu ruột của họ sẽ bị chết. Do đó, cả tháng Giêng, đúng là tháng ăn chơi đối với thợ cạo Trung Quốc. Nhưng tháng Chạp trước đó, họ đã kiếm bộn tiền do mọi người ai cũng cắt tóc để ăn Tết.
Tương truyền có một thợ cắt tóc nghèo rất thương cậu của mình - tức em mẹ, nhưng không có tiền để mua quà tặng Tết. Người thợ đã dùng tài nghệ của mình cắt cho cậu một mái tóc tuyệt đẹp khiến ông nhìn trẻ hơn rất nhiều so với tuổi của mình.
Ông cậu cho biết đây là món quà quý nhất mà cháu đã tặng cho và muốn hàng năm được cháu mình cắt tóc để đón Xuân.
Sau khi cậu mất, người thợ cắt tóc khóc thương nhớ ông mỗi dịp Tết đến. Qua nhiều năm, nỗi nhớ người cậu được người dân dịch thành “tử cựu” (có nghĩa là cậu chết). Và từ đó, thợ cạo “gác kéo” và người dân cũng không cắt tóc trong suốt tháng Giêng Âm lịch.
Cắt tóc trong ngày này đã trở thành nét văn hóa độc đáo ở Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm qua bất chấp mọi biến cố và thăng trầm của lịch sử. Rất nhiều “nam, phụ, lão, ấu” đều đi chỉnh sửa cái “góc con người” trong ngày mang lại may mắn này./.
Nhiều người Trung Quốc mê tín tin rằng được cắt tóc trong ngày “nhị nguyệt nhị” cũng là ngày “long đài đầu” - nghĩa là rồng ngẩng đầu, sẽ mang lại sự khởi đầu may mắn cho cả năm.
Ngược lại, nếu ai đó cắt tóc trong tháng Giêng Âm lịch, cậu ruột của họ sẽ bị chết. Do đó, cả tháng Giêng, đúng là tháng ăn chơi đối với thợ cạo Trung Quốc. Nhưng tháng Chạp trước đó, họ đã kiếm bộn tiền do mọi người ai cũng cắt tóc để ăn Tết.
Tương truyền có một thợ cắt tóc nghèo rất thương cậu của mình - tức em mẹ, nhưng không có tiền để mua quà tặng Tết. Người thợ đã dùng tài nghệ của mình cắt cho cậu một mái tóc tuyệt đẹp khiến ông nhìn trẻ hơn rất nhiều so với tuổi của mình.
Ông cậu cho biết đây là món quà quý nhất mà cháu đã tặng cho và muốn hàng năm được cháu mình cắt tóc để đón Xuân.
Sau khi cậu mất, người thợ cắt tóc khóc thương nhớ ông mỗi dịp Tết đến. Qua nhiều năm, nỗi nhớ người cậu được người dân dịch thành “tử cựu” (có nghĩa là cậu chết). Và từ đó, thợ cạo “gác kéo” và người dân cũng không cắt tóc trong suốt tháng Giêng Âm lịch.
Cắt tóc trong ngày này đã trở thành nét văn hóa độc đáo ở Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm qua bất chấp mọi biến cố và thăng trầm của lịch sử. Rất nhiều “nam, phụ, lão, ấu” đều đi chỉnh sửa cái “góc con người” trong ngày mang lại may mắn này./.
Vĩnh Hà/Bắc Kinh (Vietnam+)