Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố siêu máy tính đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý trung tâm do trong nước chế tạo thế hệ thứ 3, có khả năng xử lý 1.000 tỷ phép tính trong một giây.
Siêu máy tính mang tên KD-60 này là sản phẩm mới dụng sử dụng chip Loongson-3A (chip “rồng”) vốn được thiết kế và chế tạo độc lập bởi Trung Quốc. Đây là một bước đột phá quan trọng trong bối cảnh hầu hết mọi máy tính ở Trung Quốc chạy trên các bộ xử lý của các công ty ở Mỹ như Inter hay AMD.
Chip Loongson-3 được sáng chế hồi tháng 9 năm ngoái. Dự án Loongson là một dự án được Chính phủ Trung Quốc tài trợ và khởi động từ năm 2001 với sự tham gia của hơn 200 nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học nước này.
Dự án Loongson có mục tiêu giúp Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài trong ngành tin học. Hiện luật của Mỹ ngăn cấm các công ty nước này bán những bộ vi xử lý tối tân nhất cho Trung Quốc. Người sử dụng ở Trung Quốc chủ yếu chỉ nhận được các sản phẩm thuộc thế hệ cũ.
Siêu máy tính KD-60 có kích cỡ nhỏ hơn mô hình trước đó là KD-50I (chạy trên chip Loongson-2 và kích cỡ to bằng một chiếc tủ lạnh gia dụng). Một chuyên gia giấu tên thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai sẽ chế tạo được các siêu máy tính thậm chí còn nhỏ hơn KD-60 và dễ tiếp cận hơn với người sử dụng.
Loongson-3 được chờ đợi sẽ cạnh tranh được với các nhà sản xuất chip lớn. Một bước tiến lớn trong loại chip thế hệ 3 này là nó có thể mô phỏng lại code x86 của Intel, nghĩa là người sử dụng có thể chạy các hệ điều hành Windows và những phần mềm thông dụng khác trên đó. Những máy tính Loongson trước đây chỉ có thể sử dụng Linux hay các phần mềm mã mở khác.
Những nguồn tin trong giới kinh doanh cho biết nhà phát triển chip Loongson-3 đang đàm phán với Intel để mua giấy phép sử dụng code x86.
Thế hệ đầu tiên của chip Loongson được công bố năm 2002. Thế hệ thứ 2 ra đời năm 2005 và được dùng trong các máy tính cá nhân giá rẻ. Tuy nhiên, sản phẩm này không được người dùng mặn mà bởi chất lượng không cao./.
Siêu máy tính mang tên KD-60 này là sản phẩm mới dụng sử dụng chip Loongson-3A (chip “rồng”) vốn được thiết kế và chế tạo độc lập bởi Trung Quốc. Đây là một bước đột phá quan trọng trong bối cảnh hầu hết mọi máy tính ở Trung Quốc chạy trên các bộ xử lý của các công ty ở Mỹ như Inter hay AMD.
Chip Loongson-3 được sáng chế hồi tháng 9 năm ngoái. Dự án Loongson là một dự án được Chính phủ Trung Quốc tài trợ và khởi động từ năm 2001 với sự tham gia của hơn 200 nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học nước này.
Dự án Loongson có mục tiêu giúp Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài trong ngành tin học. Hiện luật của Mỹ ngăn cấm các công ty nước này bán những bộ vi xử lý tối tân nhất cho Trung Quốc. Người sử dụng ở Trung Quốc chủ yếu chỉ nhận được các sản phẩm thuộc thế hệ cũ.
Siêu máy tính KD-60 có kích cỡ nhỏ hơn mô hình trước đó là KD-50I (chạy trên chip Loongson-2 và kích cỡ to bằng một chiếc tủ lạnh gia dụng). Một chuyên gia giấu tên thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết các nhà nghiên cứu hy vọng trong tương lai sẽ chế tạo được các siêu máy tính thậm chí còn nhỏ hơn KD-60 và dễ tiếp cận hơn với người sử dụng.
Loongson-3 được chờ đợi sẽ cạnh tranh được với các nhà sản xuất chip lớn. Một bước tiến lớn trong loại chip thế hệ 3 này là nó có thể mô phỏng lại code x86 của Intel, nghĩa là người sử dụng có thể chạy các hệ điều hành Windows và những phần mềm thông dụng khác trên đó. Những máy tính Loongson trước đây chỉ có thể sử dụng Linux hay các phần mềm mã mở khác.
Những nguồn tin trong giới kinh doanh cho biết nhà phát triển chip Loongson-3 đang đàm phán với Intel để mua giấy phép sử dụng code x86.
Thế hệ đầu tiên của chip Loongson được công bố năm 2002. Thế hệ thứ 2 ra đời năm 2005 và được dùng trong các máy tính cá nhân giá rẻ. Tuy nhiên, sản phẩm này không được người dùng mặn mà bởi chất lượng không cao./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)