Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép giảm mạnh trong năm nay khi nhịp độ tăng trưởng trong nước đang chậm lại, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng như dòng vốn đầu tư đang ngày càng suy giảm sau nhiều năm tăng cao.
Đây là một tiến triển mới đối với đồng NDT - vốn một thời chỉ biết một chiều đi lên do những kỳ vọng vào sức mạnh "thần kỳ" của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, "con rồng" kinh tế này đã tăng trưởng chậm lại trong 6 quý liên tiếp và trong quý II vừa qua chỉ còn đạt nhịp độ tăng 7,6% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Tính từ đầu năm đến nay, đồng NDT đã mất 1% giá trị. Tuy nhiên, sự sụt giảm này chỉ đến sau nhiều năm liên tục tăng giá của đồng NDT trong bối cảnh các đối tác thương mại bên ngoài của Trung Quốc gây sức ép, đặc biệt là Mỹ, với cáo buộc đồng NDT được định giá quá thấp.
Tờ báo của Chính phủ Trung Quốc "The China Securities Journal" mới đây đã đăng trên trang nhất một bài bình luận nói rằng các thị trường bây giờ đã chấp nhận việc đồng NDT đang suy yếu dần và cho rằng đây là một điều tốt lành cho nền kinh tế. Theo bài viết trên, một đồng NDT yếu có thể sẽ làm khuấy lên những hiệu quả tích cực, như thúc đẩy xuất khẩu chẳng hạn.
Bill Belchere, nhà kinh tế trưởng phụ trách về các thị trường đang nổi tại Công ty chứng khoán Mirae Asset ở Hong Kong, nhận định, nhiều nhân tố lớn khác cũng đang gây sức ép lên đồng NDT, trong đó có việc đồng USD bắt đầu mạnh dần lên trong năm nay so với các đồng tiền châu Á khác. Các nhà phân tích nói rằng, sự sụt giảm của đồng NDT cho đến nay lẽ ra còn phải lớn hơn nếu Bắc Kinh không áp giá sàn cho đồng tiền này bằng cách bán ra một phần trong kho dự trữ ngoại hối khổng lồ 3.000 tỷ USD của họ.
Chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie tại Thượng Hải cho rằng nếu được thả nổi thì giá trị của đồng NDT phải mất thêm tới 10% so với mức tỷ giá hiện tại, và đó cũng chính là mục tiêu mà một nền kinh tế thực sự cần phải đạt được. Tuy nhiên, theo ông Xie, Bắc Kinh khó có thể để điều trên xảy ra vì họ còn phải lo đối phó với một sự sụt giảm thê thảm của bất động sản, mà nếu sự lao dốc này vượt quá ngoài tầm kiểm soát thì có thể dẫn tới một sự sụp đổ niềm tin. Ông Xie cho rằng các nhà chức trách Bắc Kinh đang cố gắng để nền kinh tế Trung Quốc có thể "hạ cánh mềm".
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước (16/8), 1 USD đổi được khoảng 6,36 NDT. Tuy đã giảm 1% giá trị kể từ đầu năm tới nay, song đồng NDT vẫn tăng khoảng 30% trong vòng 7 năm qua.
Kể từ tháng 7/2005, Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp để nới lỏng sự kiểm soát đối với NDT, mặc dù vậy, đồng tiền này vẫn bị kiểm soát chặt so với các đồng tiền được thả nổi như đồng USD, euro và đồng yên. Ngân hàng trung ương Trung Quốc từ tháng 4 trở lại đây cũng đặt một mức tỷ giá trung bình hàng ngày để đồng NDT chỉ được giao dịch trong biên độ tăng giảm 1%.
Một lý do khác để các nhà kinh tế viện dẫn cho sự giảm giá của đồng NDT trong năm 2012 này là sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư, mà bằng chứng là quý 2 vừa qua, Trung Quốc đã chịu thâm hụt tài khoản vốn lần đầu tiên kể từ năm 1998. Chuyên gia phân tích Alistair Thornton thuộc IHS Global Insight tại Bắc Kinh cho rằng việc thâm hụt là xảy ra ở hầu hết các thị trường đang nổi, dù không phải ai cũng đồng tình như vậy.
Wang Qinwei, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc của Capital Economics, cho rằng sự gia tăng các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở Trung Quốc, được phân loại trên sổ sách là dòng vốn chảy ra, có thể là sức ép buộc ngân hàng trung ương phải bán bớt đi nguồn dự trữ ngoại tệ.
Trong một báo cáo mới đây, ông Wang chỉ rõ những lo ngại về việc dòng vốn rời khỏi Trung Quốc là quá mức, và các công ty bây giờ chẳng vội vàng trong việc chuyển các khoản ngoại tệ sang NDT bởi giờ đây, kỳ vọng vào việc đồng NDT được định giá cao đang mất dần.
Juzhong Zhuang, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á có trụ sở tại Manila (Philippines) cho biết, sự mất giá của đồng NDT cho thấy cho thấy đồng tiền này đang trở nên linh hoạt hơn và đây là một điều tốt cho nền kinh tế Trung Quốc.
Về lâu dài, các nhà kinh tế nói rằng, triển vọng để đồng NDT mạnh lên trở lại phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng như việc thực hiện các cải cách cơ cấu của chính phủ.
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, đồng NDT hiện đã gắn chặt hơn với tổng thể nền kinh tế của Trung Quốc, tuy vẫn còn "bị định giá khá thấp". Theo IMF, việc NDT tiếp tục được định giá cao sẽ là một nhân tố quan trọng trong gói cải cách nhằm làm biến chuyển nền kinh tế Trung Quốc.
Đây là một tiến triển mới đối với đồng NDT - vốn một thời chỉ biết một chiều đi lên do những kỳ vọng vào sức mạnh "thần kỳ" của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, "con rồng" kinh tế này đã tăng trưởng chậm lại trong 6 quý liên tiếp và trong quý II vừa qua chỉ còn đạt nhịp độ tăng 7,6% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Tính từ đầu năm đến nay, đồng NDT đã mất 1% giá trị. Tuy nhiên, sự sụt giảm này chỉ đến sau nhiều năm liên tục tăng giá của đồng NDT trong bối cảnh các đối tác thương mại bên ngoài của Trung Quốc gây sức ép, đặc biệt là Mỹ, với cáo buộc đồng NDT được định giá quá thấp.
Tờ báo của Chính phủ Trung Quốc "The China Securities Journal" mới đây đã đăng trên trang nhất một bài bình luận nói rằng các thị trường bây giờ đã chấp nhận việc đồng NDT đang suy yếu dần và cho rằng đây là một điều tốt lành cho nền kinh tế. Theo bài viết trên, một đồng NDT yếu có thể sẽ làm khuấy lên những hiệu quả tích cực, như thúc đẩy xuất khẩu chẳng hạn.
Bill Belchere, nhà kinh tế trưởng phụ trách về các thị trường đang nổi tại Công ty chứng khoán Mirae Asset ở Hong Kong, nhận định, nhiều nhân tố lớn khác cũng đang gây sức ép lên đồng NDT, trong đó có việc đồng USD bắt đầu mạnh dần lên trong năm nay so với các đồng tiền châu Á khác. Các nhà phân tích nói rằng, sự sụt giảm của đồng NDT cho đến nay lẽ ra còn phải lớn hơn nếu Bắc Kinh không áp giá sàn cho đồng tiền này bằng cách bán ra một phần trong kho dự trữ ngoại hối khổng lồ 3.000 tỷ USD của họ.
Chuyên gia kinh tế độc lập Andy Xie tại Thượng Hải cho rằng nếu được thả nổi thì giá trị của đồng NDT phải mất thêm tới 10% so với mức tỷ giá hiện tại, và đó cũng chính là mục tiêu mà một nền kinh tế thực sự cần phải đạt được. Tuy nhiên, theo ông Xie, Bắc Kinh khó có thể để điều trên xảy ra vì họ còn phải lo đối phó với một sự sụt giảm thê thảm của bất động sản, mà nếu sự lao dốc này vượt quá ngoài tầm kiểm soát thì có thể dẫn tới một sự sụp đổ niềm tin. Ông Xie cho rằng các nhà chức trách Bắc Kinh đang cố gắng để nền kinh tế Trung Quốc có thể "hạ cánh mềm".
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước (16/8), 1 USD đổi được khoảng 6,36 NDT. Tuy đã giảm 1% giá trị kể từ đầu năm tới nay, song đồng NDT vẫn tăng khoảng 30% trong vòng 7 năm qua.
Kể từ tháng 7/2005, Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp để nới lỏng sự kiểm soát đối với NDT, mặc dù vậy, đồng tiền này vẫn bị kiểm soát chặt so với các đồng tiền được thả nổi như đồng USD, euro và đồng yên. Ngân hàng trung ương Trung Quốc từ tháng 4 trở lại đây cũng đặt một mức tỷ giá trung bình hàng ngày để đồng NDT chỉ được giao dịch trong biên độ tăng giảm 1%.
Một lý do khác để các nhà kinh tế viện dẫn cho sự giảm giá của đồng NDT trong năm 2012 này là sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư, mà bằng chứng là quý 2 vừa qua, Trung Quốc đã chịu thâm hụt tài khoản vốn lần đầu tiên kể từ năm 1998. Chuyên gia phân tích Alistair Thornton thuộc IHS Global Insight tại Bắc Kinh cho rằng việc thâm hụt là xảy ra ở hầu hết các thị trường đang nổi, dù không phải ai cũng đồng tình như vậy.
Wang Qinwei, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc của Capital Economics, cho rằng sự gia tăng các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở Trung Quốc, được phân loại trên sổ sách là dòng vốn chảy ra, có thể là sức ép buộc ngân hàng trung ương phải bán bớt đi nguồn dự trữ ngoại tệ.
Trong một báo cáo mới đây, ông Wang chỉ rõ những lo ngại về việc dòng vốn rời khỏi Trung Quốc là quá mức, và các công ty bây giờ chẳng vội vàng trong việc chuyển các khoản ngoại tệ sang NDT bởi giờ đây, kỳ vọng vào việc đồng NDT được định giá cao đang mất dần.
Juzhong Zhuang, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á có trụ sở tại Manila (Philippines) cho biết, sự mất giá của đồng NDT cho thấy cho thấy đồng tiền này đang trở nên linh hoạt hơn và đây là một điều tốt cho nền kinh tế Trung Quốc.
Về lâu dài, các nhà kinh tế nói rằng, triển vọng để đồng NDT mạnh lên trở lại phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng như việc thực hiện các cải cách cơ cấu của chính phủ.
Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, đồng NDT hiện đã gắn chặt hơn với tổng thể nền kinh tế của Trung Quốc, tuy vẫn còn "bị định giá khá thấp". Theo IMF, việc NDT tiếp tục được định giá cao sẽ là một nhân tố quan trọng trong gói cải cách nhằm làm biến chuyển nền kinh tế Trung Quốc.
Thùy Chi (TTXVN)