Theo báo The Economic Times, tập đoàn năng lượng do nhà nước sở hữu lớn nhất của Trung Quốc (CNPC) vừa đề xuất ký với Tập đoàn Dầu mỏ và khí đốt Ấn Độ (ONGC) một hiệp định tổng thể, cho phép Trung Quốc tiếp cận các mỏ dầu và khí đốt của Ấn Độ.
Hai quan chức Ấn Độ liên quan trực tiếp vấn đề trên cho biết New Delhi đang xem xét đề xuất của CNPC, song tiến trình này được tiến hành rất cẩn trọng. Lãnh đạo CNPC dự kiến sẽ tới Ấn Độ vào tháng 2/2011 để thảo luận về khả năng hợp tác với ONGC.
Cũng theo hai quan chức trên, mặc dù cho phép thành lập các công ty 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, song Ấn Độ cực kỳ thận trọng trong việc xem xét khả năng cho phép Trung quốc thâm nhập các lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng, hải cảng và liên lạc viễn thông.
Nếu được Chính phủ Ấn Độ cho phép, CNPC và ONGC có thể thành lập một số liên doanh tại Ấn Độ. CNPC rất quan tâm tới Ấn Độ, một thị trường năng lượng đang nổi lên. Ngoài thăm dò và khai thác, CNPC còn nhắm tới lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác dầu của Ấn Độ.
Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, tính tới tháng 1/2010, trữ lượng các mỏ dầu được kiểm chứng ở Ấn Độ hiện lên tới 5,6 tỷ thùng, đứng thứ hai khu vực châu Á-Thái Binh Dương sau Trung Quốc.
Trung Quốc, hiện đứng thứ hai thế giới về tiêu thụ dầu mỏ, sau Mỹ, đang ráo riết tìm kiếm các mỏ dầu và khí đốt ở nước ngoài để phục vụ nền kinh tế tăng trưởng mạnh của nước này trong bối cảnh sản lượng khai thác tại các mỏ dầu chính của Trung Quốc đang sụt giảm.
Các chuyên gia Ấn Độ cho rằng nếu hợp tác với CNPC có nguồn tài chính dồi dào, ONGC sẽ có đủ tiền chi cho các dự án thăm dò chính của tập đoàn này ngoài việc tranh thủ được các công nghệ thăm dò ở vùng nước sâu của Trung Quốc.
Việc hợp tác cũng sẽ giúp ONGC mua được các mỏ dầu và khí đốt ở nước ngoài với giá rẻ hơn do không phải cạnh tranh gay gắt với CNPC và chi nhánh của tập đoàn này là công ty Petrochina, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Cho đến nay, nhiều công ty Trung Quốc đã hợp tác với ONGC Videsh (OVL) , công ty con của ONGC hoạt động ở nước ngoài như Syria và Colombia.
Năm 2005, CNPC và OVL cùng nhau mua 38% cổ phần công ty Furat Petroleum của Xyri. OVL cùng với Tổng công ty năng lượng và hoá dầu Trung Quốc Sinopec Corp. sở hữu một số mỏ dầu và khí đốt tại Colombia./.
Hai quan chức Ấn Độ liên quan trực tiếp vấn đề trên cho biết New Delhi đang xem xét đề xuất của CNPC, song tiến trình này được tiến hành rất cẩn trọng. Lãnh đạo CNPC dự kiến sẽ tới Ấn Độ vào tháng 2/2011 để thảo luận về khả năng hợp tác với ONGC.
Cũng theo hai quan chức trên, mặc dù cho phép thành lập các công ty 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, song Ấn Độ cực kỳ thận trọng trong việc xem xét khả năng cho phép Trung quốc thâm nhập các lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng, hải cảng và liên lạc viễn thông.
Nếu được Chính phủ Ấn Độ cho phép, CNPC và ONGC có thể thành lập một số liên doanh tại Ấn Độ. CNPC rất quan tâm tới Ấn Độ, một thị trường năng lượng đang nổi lên. Ngoài thăm dò và khai thác, CNPC còn nhắm tới lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác dầu của Ấn Độ.
Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, tính tới tháng 1/2010, trữ lượng các mỏ dầu được kiểm chứng ở Ấn Độ hiện lên tới 5,6 tỷ thùng, đứng thứ hai khu vực châu Á-Thái Binh Dương sau Trung Quốc.
Trung Quốc, hiện đứng thứ hai thế giới về tiêu thụ dầu mỏ, sau Mỹ, đang ráo riết tìm kiếm các mỏ dầu và khí đốt ở nước ngoài để phục vụ nền kinh tế tăng trưởng mạnh của nước này trong bối cảnh sản lượng khai thác tại các mỏ dầu chính của Trung Quốc đang sụt giảm.
Các chuyên gia Ấn Độ cho rằng nếu hợp tác với CNPC có nguồn tài chính dồi dào, ONGC sẽ có đủ tiền chi cho các dự án thăm dò chính của tập đoàn này ngoài việc tranh thủ được các công nghệ thăm dò ở vùng nước sâu của Trung Quốc.
Việc hợp tác cũng sẽ giúp ONGC mua được các mỏ dầu và khí đốt ở nước ngoài với giá rẻ hơn do không phải cạnh tranh gay gắt với CNPC và chi nhánh của tập đoàn này là công ty Petrochina, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Cho đến nay, nhiều công ty Trung Quốc đã hợp tác với ONGC Videsh (OVL) , công ty con của ONGC hoạt động ở nước ngoài như Syria và Colombia.
Năm 2005, CNPC và OVL cùng nhau mua 38% cổ phần công ty Furat Petroleum của Xyri. OVL cùng với Tổng công ty năng lượng và hoá dầu Trung Quốc Sinopec Corp. sở hữu một số mỏ dầu và khí đốt tại Colombia./.
Phạm Thảo (TTXVN/Vietnam+)