Kênh truyền hình Al-Jazeera ngày 8/5 đưa tin phóng viên tiếng Anh duy nhất của Al-Jazeera ở Trung Quốc đã bị nhà chức trách trục xuất.
Đây là lần đầu tiên sau 13 năm (kể từ năm 1998), Trung Quốc trục xuất một nhà báo nước ngoài được Bắc Kinh công nhận chính thức.
Nhà báo vừa bị trục xuất là Melissa Chan, một công dân Mỹ.
Quyết định trục xuất nhà báo này được xem là hành động thể hiện lập trường cứng rắn hơn của Trung Quốc đối với truyền thông quốc tế, vốn bị Bắc Kinh coi là một mối đe dọa đối với chính quyền do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo cũng như hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.
Thông báo của Al-Jazeera, có trụ sở tại Qatar, nêu rõ Al-Jazeera “không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải ngừng hoạt động mảng thông tin tiếng Anh ở Trung Quốc do giấy phép hoạt động báo chí và thị thực của Melissa Chan không được gia hạn."
Melissa Chan đã làm việc cho Al-Jazeera ở Trung Quốc 5 năm qua.
Theo Al-Jazeera, phía Trung Quốc không cho phép thay thế Chan và yêu cầu của Al-Jazeera xin cấp bổ sung thị thực cho các phóng viên thường trú của hãng chưa được hồi đáp.
Tuy nhiên, Al-Jazeera không tiết lộ bất cứ lý do nào về vụ trục xuất Melissa Chan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cơ quan giám sát những người hoạt động truyền thông quốc tế - chưa đưa ra phản ứng nào đối với yêu cầu được thông tin thêm về vụ việc.
Trong khi đó, Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài tại Trung Quốc cho biết giới chức Bắc Kinh cáo buộc Melissa Chan đã có những vi phạm, song không nêu rõ đó là vi phạm gì, đồng thời bày tỏ không hài lòng với một số thông tin do Al-Jazeera phát đi, đặc biệt là với một tài liệu được phát vào tháng 11/2011 liên quan đến vấn đề tù nhân ở Trung Quốc./.
Đây là lần đầu tiên sau 13 năm (kể từ năm 1998), Trung Quốc trục xuất một nhà báo nước ngoài được Bắc Kinh công nhận chính thức.
Nhà báo vừa bị trục xuất là Melissa Chan, một công dân Mỹ.
Quyết định trục xuất nhà báo này được xem là hành động thể hiện lập trường cứng rắn hơn của Trung Quốc đối với truyền thông quốc tế, vốn bị Bắc Kinh coi là một mối đe dọa đối với chính quyền do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo cũng như hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới.
Thông báo của Al-Jazeera, có trụ sở tại Qatar, nêu rõ Al-Jazeera “không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải ngừng hoạt động mảng thông tin tiếng Anh ở Trung Quốc do giấy phép hoạt động báo chí và thị thực của Melissa Chan không được gia hạn."
Melissa Chan đã làm việc cho Al-Jazeera ở Trung Quốc 5 năm qua.
Theo Al-Jazeera, phía Trung Quốc không cho phép thay thế Chan và yêu cầu của Al-Jazeera xin cấp bổ sung thị thực cho các phóng viên thường trú của hãng chưa được hồi đáp.
Tuy nhiên, Al-Jazeera không tiết lộ bất cứ lý do nào về vụ trục xuất Melissa Chan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cơ quan giám sát những người hoạt động truyền thông quốc tế - chưa đưa ra phản ứng nào đối với yêu cầu được thông tin thêm về vụ việc.
Trong khi đó, Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài tại Trung Quốc cho biết giới chức Bắc Kinh cáo buộc Melissa Chan đã có những vi phạm, song không nêu rõ đó là vi phạm gì, đồng thời bày tỏ không hài lòng với một số thông tin do Al-Jazeera phát đi, đặc biệt là với một tài liệu được phát vào tháng 11/2011 liên quan đến vấn đề tù nhân ở Trung Quốc./.
(Vietnam+)