Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp về hoạch định chính sách kinh tế hàng năm, Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh nhu cầu trong nước sẽ là ưu tiên hàng đầu và là một nền tảng cơ bản mang tính chiến lược cho sự phát triển của Trung Quốc trong năm 2013.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ "làm sâu sắc thêm cải cách kinh tế" và "xúc tiến một cách chắc chắn việc mở cửa nền kinh tế" trong năm tới.
Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa tích cực và chính sách tiền tệ thận trong năm 2013, đồng thời kiểm soát thị trường bất động sản trong nước. Trung Quốc sẽ coi việc tăng cường chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013, song song với việc bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẵn sàng chi nhiều hơn nếu cần để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Cuộc họp này - trong đó đề ra các mục tiêu kinh tế, là cơ hội đầu tiên để các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển cho kinh tế Trung Quốc. Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ kiên định với các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế năm năm (đến năm 2015) hiện nay.
Cuộc họp hàng năm này được nhìn nhận là động thái chủ chốt của Chính phủ Trung Quốc trong việc đưa ra các chính sách kinh tế trong năm 2013. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi tháng 11/2012 nói rằng Trung Quốc cần tạo một mô hình kinh tế mới với trọng tâm là thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Trong phần lớn ba thập niên qua, kinh tế Trung Quốc đã trở thành công xưởng chế tạo hàng đầu của thế giới nhờ lợi thế nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ. Tuy nhiên, Bắc Kinh giờ đây hy vọng đạt được mức tăng trưởng cân bằng hơn cũng như nhận thấy sự cần thiết phải khai thác tiềm năng tiêu dùng trong nước trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đương đầu với nhiều khó khăn.
Trung Quốc - nền kinh tế từng tăng trưởng với nhịp độ hàng năm trên 10%, đã tăng chậm lại đáng kể trong năm nay. Trong quý kết thúc ngày 30/9, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,4% và chính phủ nước này dự báo GDP cả năm 2012 ước tăng 7,5%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 9,3% năm 2011.
Mặc dù sản lượng chế tạo, chi tiêu tiêu dùng và các số liệu khác cải thiện trong quý này, song các nhà phân tích lưu ý đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ diễn ra từ từ cũng như chưa đủ để thúc đẩy kinh tế toàn cầu hồi phục vào thời điểm châu Âu và Mỹ chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Các nền kinh tế chủ chốt, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều tăng trưởng chậm lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu thời gian qua gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chính vì thế, Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhập khẩu "để hỗ trợ quá trình tái cơ cấu kinh tế của nước này."
Tuy nhiên, nền kinh tế này cũng sẽ tiếp tục ổn định và gia tăng thị phần trên thị trường thế giới, một động thái cho thấy Trung Quốc vẫn ấp ủ việc củng cố vai trò cường quốc xuất khẩu./.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ "làm sâu sắc thêm cải cách kinh tế" và "xúc tiến một cách chắc chắn việc mở cửa nền kinh tế" trong năm tới.
Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa tích cực và chính sách tiền tệ thận trong năm 2013, đồng thời kiểm soát thị trường bất động sản trong nước. Trung Quốc sẽ coi việc tăng cường chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013, song song với việc bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẵn sàng chi nhiều hơn nếu cần để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Cuộc họp này - trong đó đề ra các mục tiêu kinh tế, là cơ hội đầu tiên để các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển cho kinh tế Trung Quốc. Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ kiên định với các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế năm năm (đến năm 2015) hiện nay.
Cuộc họp hàng năm này được nhìn nhận là động thái chủ chốt của Chính phủ Trung Quốc trong việc đưa ra các chính sách kinh tế trong năm 2013. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi tháng 11/2012 nói rằng Trung Quốc cần tạo một mô hình kinh tế mới với trọng tâm là thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Trong phần lớn ba thập niên qua, kinh tế Trung Quốc đã trở thành công xưởng chế tạo hàng đầu của thế giới nhờ lợi thế nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ. Tuy nhiên, Bắc Kinh giờ đây hy vọng đạt được mức tăng trưởng cân bằng hơn cũng như nhận thấy sự cần thiết phải khai thác tiềm năng tiêu dùng trong nước trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đương đầu với nhiều khó khăn.
Trung Quốc - nền kinh tế từng tăng trưởng với nhịp độ hàng năm trên 10%, đã tăng chậm lại đáng kể trong năm nay. Trong quý kết thúc ngày 30/9, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,4% và chính phủ nước này dự báo GDP cả năm 2012 ước tăng 7,5%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 9,3% năm 2011.
Mặc dù sản lượng chế tạo, chi tiêu tiêu dùng và các số liệu khác cải thiện trong quý này, song các nhà phân tích lưu ý đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ diễn ra từ từ cũng như chưa đủ để thúc đẩy kinh tế toàn cầu hồi phục vào thời điểm châu Âu và Mỹ chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Các nền kinh tế chủ chốt, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều tăng trưởng chậm lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu thời gian qua gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chính vì thế, Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhập khẩu "để hỗ trợ quá trình tái cơ cấu kinh tế của nước này."
Tuy nhiên, nền kinh tế này cũng sẽ tiếp tục ổn định và gia tăng thị phần trên thị trường thế giới, một động thái cho thấy Trung Quốc vẫn ấp ủ việc củng cố vai trò cường quốc xuất khẩu./.
Như Mai (TTXVN)