Trưa 9/4, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc thông qua 3 Tuyên bố: Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 16, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững:
Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, đã gặp gỡ tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 8 đến 9/4, 2010 nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16.
Chúng tôi đã thảo luận về hiện trạng kinh tế toàn cầu và nhận thấy đang có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, tuy sự phục hồi này diễn ra chậm chạp.
Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng, với sự năng động sẵn có, khu vực ASEAN sẽ đạt được sự phục hồi bền vững, cũng như mức tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Chúng tôi quyết tâm để ASEAN duy trì sự phục hồi sau khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi khẳng định lại cam kết hội nhập khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN; khẳng định lại quyết tâm và sẵn sàng tham gia vào những nỗ lực phối hợp vì mục tiêu phục hồi bền vững nền kinh tế toàn cầu.
Cụ thể là:
1. Đảm bảo ổn định tài chính trong khu vực ASEAN và phục hồi bền vững
Chúng tôi sẽ hợp tác trong việc phục hồi sự lành mạnh của hệ thống tài chính và duy trì các chính sách hỗ trợ kinh tế vĩ mô. Chúng tôi sẽ tăng cường khả năng theo dõi các diễn biến trong khu vực cũng như giám sát nền kinh tế, nhằm phát hiện sớm các nguy cơ và thương tổn tài chính vĩ mô.
Chúng tôi khẳng định quyết tâm thúc đẩy sự ổn định tài chính trong khu vực thông qua các sáng kiến khu vực, như Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) và Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á (ABMI), Quỹ Bảo lãnh Tín dụng và Đầu tư (CGIF), và xây dựng Văn phòng Giám sát Kinh tế Vĩ mô ASEAN.
Chúng tôi nhắc lại quyết tâm đạt được một kiến trúc tài chính quốc tế cân bằng hơn, thông qua việc tham gia vào các cải cách quy định tài chính, bảo hiểm, và các định chế tài chính quốc tế.
Chúng tôi sẽ duy trì các biện pháp hỗ trợ tiền tệ và tài chính, song song với việc chuẩn bị rút các chính sách kích thích, cho đến khi đạt được sự phục hồi bền vững.
Chúng tôi nhấn mạnh rằng do tình hình thị trường và triển vọng kinh tế đang có những tiến triển, chúng ta cần cân nhắc lại việc tiếp tục các chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính nhằm đảm bảo phục hồi bền vững và khởi động lại dòng tín dụng tư nhân trong nền kinh tế.
Chúng tôi khẳng định sự cấp thiết trong việc khởi động các cơ chế nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của các kích thích tiền tệ và tài chính; sau đó, đưa ra tiến trình thực hiện những chính sách này.
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tại thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ có khả năng đạt được sự phục hồi và phát triển bền vững một cách hữu hiệu. Chúng tôi chào đón Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Đông Á không chính thức diễn ra vào tháng Năm, 2010 tại Taskent, Uzbekistan.
2. Thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN
Chúng tôi khẳng định lại quyết tâm hoàn thiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với mục đích xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất vào năm 2015.
Chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho tất cả các Bộ trưởng Hội đồng AEC và các quan chức liên quan nhằm đảm bảo rằng Kế hoạch tổng thể AEC và các lộ trình chiến lược bao hàm được triển khai đúng thời hạn.
Chúng tôi sẽ thúc đẩy hợp tác và đối thoại với các Đối tác đối thoại, đặc biệt trong việc triển khai một cách đầy đủ các hiệp ước đã được kí kết và giải quyết các thách thức trong khu vực cũng như trên toàn cầu.
Chúng tôi sẽ tiếp tục loại trừ chủ nghĩa bảo hộ, tái khẳng định cam kết hạn chế tối đa những rào cản thương mại và đầu tư mới, đồng thời thúc đẩy mở cửa thị trường. Chúng tôi sẽ duy trì cam kết với Chương trình nghị sự Phát triển Doha của WTO và trông chờ vào kết thúc sớm và thành công của Vòng đàm phán Doha.
Chúng tôi hoan nghênh Tuyên bố của các Lãnh đạo G20 tại Hội nghị Thượng đỉnh Pittsburgh vào tháng 9/2009 và Tuyên bố của các Lãnh đạo APEC tại Singapore vào tháng 11/2009, đặc biệt về tầm quan trọng của việc kết thúc Chương trình nghị sự Phát triển Doha, với những kết quả tham vọng và cân bằng về sự tiếp tục chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ban hành một gói cứu trợ toàn cầu để duy trì phục hồi kinh tế thế giới.
ASEAN tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng đóng góp của mình trong những thảo luận của G20, với sự tham gia của Chủ tịch ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN trong những Hội nghị thượng đỉnh G20 trong tương lai.
3. Tăng cường phát triển hạ tầng
Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy liên kết khu vực, có vai trò then chốt trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu bền vững, thông qua tăng cường hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và phát triển.
Chúng tôi đã tuyên bố Sáng kiến Kết nối ASEAN tại Cuộc họp Cấp cao ASEAN lần thứ 15 tại Thái Lan vào tháng 10/2009, nhằm tập trung các nguồn lực và nỗ lực để làm sâu sắc hơn liên kết khu vực và tiểu vùng ở ASEAN, cũng như trong khuôn khổ khu vực rộng hơn ở Đông Á.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho Nhóm Đặc trách Cao cấp về Kết nối ASEAN xây dựng Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN với những biện pháp, mục tiêu và khung thời gian cần thiết để hoàn thành Kết nối ASEAN trình các Lãnh đại Quốc gia thành viên ASEAN xem xét.
Chúng tôi ghi nhận sự quan tâm của một số Đối tác Đối thoại của ASEAN về vấn đề Kết nối ASEAN trong những cuộc họp sau cấp cao và cấp bộ trưởng năm 2009, và khuyến khích sự hỗ trợ của các đối tác này trong việc thực thi hoàn chỉnh Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN.
Chúng tôi khẳng định lại tầm quan trọng của việc huy động tiết kiệm để tài trợ cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ trong khu vực. Tiến triển đạt được trong Cơ chế Cấp vốn Hạ tầng ASEAN (AIFM) đã thôi thúc chúng tôi tập trung vào vấn đề này.
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên tiếp tục tìm kiếm những công cụ và chính sách tài chính hiệu quả, có thể bao gồm một Quỹ Hạ tầng ASEAN để cấp vốn cho những dự án khả thi về đầu tư hạ tầng trong khu vực.
Chúng tôi tán thành việc tập trung nỗ lực để theo đuổi tiến trình phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như phát triển thể chế và chính sách trong khu vực giao thông, ICT và năng lượng, nhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho lĩnh vực giao thông và hậu cần để hiệu lực hóa liên kết khu vực.
Điều này sẽ củng cố vị trí của ASEAN với vai trò trung tâm giao thông, công nghệ thông tin, du lịch, năng lượng và hậu cần trong khu vực Đông Á.
Chúng tôi giao nhiệm vụ này cho các bộ trưởng liên quan, cụ thể là các Bộ trưởng Giao thông ASEAN (ATM), Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Viễn thông ASEAN (TELMIN) và Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (AMEM) trong việc xúc tiến hoàn thiện các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển, các kết nối năng lượng và chất đốt trọng yếu trong khu vực, cũng như việc thực thi các hiệp định đa phương đề ra trong chương trình Bầu trời Mở ASEAN và các hiệp định khung ASEAN về vấn đề giao thông liên quốc gia, giao thông trung chuyển, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, hệ thống đường ống dẫn gas và năng lượng trong khu vực.
Chúng tôi đón đợi sự hoàn thiện và thông qua Kế hoạch Giao thông Chiến lược ASEAN (ASTP) 2011-2015 và Kế hoạch Tổng thể về ICT ASEAN 2011-2015, cũng như việc thực thi Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC) 2010-2015, của các Bộ trưởng ASEAN liên quan trong năm 2010, nhằm tăng cường độ đồng nhất trong chương trình nghị sự về kết nối khu vực, cũng như các chính sách ưu tiên cho kết nối giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc nội khối.
Chúng tôi nhận thức rằng các hiệp định hợp tác tiểu vùng, như Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN Bruney-Indonesia-Malaysia-Philippines (BIMP-EAGA), Tam giác Tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Thailand (IMT-GT), Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS), Tam giác Phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia (CLV) và Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawa-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) là những cơ chế hữu hiệu thúc đẩy sự thực thi của các sáng kiến khu vực.
Về vấn đề này, chúng tôi ghi nhận những thành tựu mà các tiểu vùng đã đạt được, và mong muốn các dự án kết nối hiện có sẽ được củng cố và ưu tiên trong Kế hoạch Tổng thể, dựa trên các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng hiện có.
Đồng thời, chúng tôi cũng kì vọng vào sự triển khai thêm nhiềm dự án của các tiểu khu vực, nhằm đóng góp vào tiến trình thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các tiểu khu vực này hòa nhập với phần còn lại của khu vực ASEAN và mở rộng ra phạm vi rộng lớn.
4. Thúc đẩy phát triển bền vững
Chúng tôi nhận thức được sự cần thiết trong việc hỗ trợ tăng trưởng cân bằng hơn giữa các nền kinh tế, đảm bảo môi trường bền vững hơn, và đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng thông qua sự điều hành hiệu quả, cải cách và một nền kinh tế tri thức.
Chúng tôi nhắc lại cam kết giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, thông qua hoạt động cắt giảm và thích nghi, dựa trên nền tảng công bằng và phù hợp với quy tắc trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt giữa các quốc gia dựa trên khả năng của từng nước, cũng như quy tắc công bằng, linh hoạt và hiệu quả.
Chúng tôi kêu gọi các nước phát triển thực hiện cam kết nhằm tạo ra sự hỗ trợ tương xứng cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực tài chính, chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ năng. Chúng tôi nhấn mạnh rằng tất cả các nước nên hạn chế áp dụng điều kiện và rào cản thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội đối với các nước đang phát triển trong việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.
Chúng tôi cam kết đảm bảo các chính sách thương mại và môi trường có tính chất tương trợ và bổ sung, phù hợp với các nguyên tắc trong Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển. Chúng tôi kêu gọi các nước phát triển đảm bảo không áp dụng các rào cản kỹ thuật hoặc các công cụ phi thuế quan vào lĩnh vực thương mại và đầu tư vì lý do bảo vệ môi trường.
Chúng tôi quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, đầu tư vào mục tiêu bảo vệ môi trường trong dài hạn, và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm đa dạng hóa và đảm bảo khả năng phục hồi của nền kinh tế. Về vấn đề này, chúng tôi xin nhắc lại cam kết đảm bảo phát triển kinh tế trong khu vực phù hợp với sự bền vững lâu dài của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phát triển một nền kinh tế tri thức để mở đường cho tăng trưởng trong tương lai, dựa trên tính sáng tạo, đổi mới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Chúng tôi tin tưởng rằng một nền kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng di sản văn hóa đậm đà bản sắc ASEAN kết hợp với năng lực sáng tạo của công dân ASEAN, sẽ tăng thêm giá trị đáng kể cho hàng hóa và dịch vụ, cũng như hỗ trợ tăng trưởng bền vững trong khu vực.
Chúng tôi khẳng định cam kết của ASEAN trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề nghèo đói và khoảng cách kinh tế - xã hội vốn dai dẳng trong các nước thành viên ASEAN, thông qua việc phát triển và thực hiện ASEAN Road map nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Chúng tôi đã làm mới lại các cam kết trong Tuyên bố Chung về Hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và phối hợp sâu sắc hơn giữa tất cả các bên liên quan, bao gồm khu vực công và tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan đặc trách của Liên hợp quốc, trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Chúng tôi kêu gọi các nước thành viên ASEAN tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến giảm nghèo nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN và tăng cường khả năng chống đỡ của các hộ gia đình sống dưới mức nghèo khổ.
Nhận thức rằng sự phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý và công bằng, chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các thể chế khu vực, như Tiểu khu vực Mekong mở rộng, Ủy hội sông Mekong, và các thể chế khác; đồng thời, thúc đẩy sự đóng góp của các đối tác ASEAN cho những nỗ lực hợp tác này, nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia thành viên, cũng như của cả khu vực.
5. Củng cố mạng lưới hệ thống an ninh xã hội
Chúng tôi sẽ thúc đẩy mạng lưới hệ thống an ninh xã hội trong khu vực. Chúng tôi đánh giá cao tầm quan trọng của an ninh xã hội và vai trò của nó trong tiến trình hội nhập và phát triển.
Chúng tôi đặt kì vọng vào sự phát triển của các sáng kiến chiến lược và việc thực thi các dự án hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc tăng cường chất lượng, tiêu chuẩn, mức độ bao phủ và khả năng chống đỡ trong việc bảo an và tăng cường khả năng đối phó với các nguy cơ trong xã hội của các nước thành viên.
Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chuyên trách của ASEAN tăng cường trao đổi ý kiến và những áp dụng thực hành tốt về hệ thống an sinh xã hội, hỗ trợ trao đổi thông tin và nghiên cứu việc phát triển các biện pháp an sinh xã hội cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất.
Chúng tôi sẽ hợp tác rà soát các cơ chế an sinh xã hội hiện có trong các lĩnh vực chính thức và phi chính thức trong ASEAN, nhằm củng cố điều kiện sống lành mạnh cho người nghèo.
Chúng tôi kêu gọi những nỗ lực không ngừng của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm đem lại cơ hội việc làm đầy đủ cho mọi công nhân, sự an toàn và lành mạnh tại nơi làm việc nhằm đạt được điều kiện làm việc và công việc tốt cho công nhân và tạo ra thu nhập đủ để giúp họ và gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó và được đảm bảo về kinh tế trong những hoàn cảnh bất lợi.
6. Thúc đẩy hợp tác giáo dục
Chúng tôi xin nhắc lại Tuyên bố Cha-am Hua Hin về Tăng cường hợp tác giáo dục tiến tới một Cộng đồng ASEAN quan tâm và chia sẻ. Chúng tôi cũng xin khẳng định lại niềm tin vào vai trò cốt lõi của giáo dục đối với phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Chúng tôi sẽ phân phối một nguồn lực đáng kể nhằm củng cố và phát triển hợp tác giáo dục trong khu vực.
Với nhận thức rằng nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của mọi quốc gia, chúng tôi cam kết sẽ không ngừng hỗ trợ và đưa ra những sáng kiến phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động nội địa cũng như trên toàn cầu.
7. Tăng cường đối thoại với khu vực tư nhân
Chúng tôi tin tưởng rằng sự phối hợp hiệu quả của khu vực công-tư sẽ củng cố cả hai khu vực này. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn của khu vực tư nhân trong việc hoàn thành Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhằm đảm bảo phục hồi bền vững trong khu vực.
Chúng tôi xin được làm mới lại cam kết hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận sâu rộng hơn tới thị trường khu vực và toàn cầu, cũng như để các doanh nghiệp này có thể hưởng lợi từ sự hội nhập khu vực ASEAN nhằm giải quyết vấn đề khoảng cách phát triển và thúc đẩy hội nhập kinh tế.
Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của các chương trình xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN nhằm hỗ trợ phát triển các ngành nghề có định hướng xuất khẩu.
8. Thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN
Chúng tôi tin tưởng rằng Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN. Chúng tôi kêu gọi các khu vực liên quan thúc đẩy sự thực thi của Sáng kiến này, mà cụ thể là Kế hoạch Công tác IAI Giai đoạn II.
Chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của ASEAN-6 trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các biện pháp xây dựng năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước CLMV.
Chúng tôi khuyến khích các đối tác phát triển và đối thoại của IAI tiếp tục đóng góp trong việc thực thi Kế hoạch Công tác IAI Giai đoạn II./.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững:
Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, đã gặp gỡ tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 8 đến 9/4, 2010 nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16.
Chúng tôi đã thảo luận về hiện trạng kinh tế toàn cầu và nhận thấy đang có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, tuy sự phục hồi này diễn ra chậm chạp.
Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng, với sự năng động sẵn có, khu vực ASEAN sẽ đạt được sự phục hồi bền vững, cũng như mức tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Chúng tôi quyết tâm để ASEAN duy trì sự phục hồi sau khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi khẳng định lại cam kết hội nhập khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN; khẳng định lại quyết tâm và sẵn sàng tham gia vào những nỗ lực phối hợp vì mục tiêu phục hồi bền vững nền kinh tế toàn cầu.
Cụ thể là:
1. Đảm bảo ổn định tài chính trong khu vực ASEAN và phục hồi bền vững
Chúng tôi sẽ hợp tác trong việc phục hồi sự lành mạnh của hệ thống tài chính và duy trì các chính sách hỗ trợ kinh tế vĩ mô. Chúng tôi sẽ tăng cường khả năng theo dõi các diễn biến trong khu vực cũng như giám sát nền kinh tế, nhằm phát hiện sớm các nguy cơ và thương tổn tài chính vĩ mô.
Chúng tôi khẳng định quyết tâm thúc đẩy sự ổn định tài chính trong khu vực thông qua các sáng kiến khu vực, như Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) và Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á (ABMI), Quỹ Bảo lãnh Tín dụng và Đầu tư (CGIF), và xây dựng Văn phòng Giám sát Kinh tế Vĩ mô ASEAN.
Chúng tôi nhắc lại quyết tâm đạt được một kiến trúc tài chính quốc tế cân bằng hơn, thông qua việc tham gia vào các cải cách quy định tài chính, bảo hiểm, và các định chế tài chính quốc tế.
Chúng tôi sẽ duy trì các biện pháp hỗ trợ tiền tệ và tài chính, song song với việc chuẩn bị rút các chính sách kích thích, cho đến khi đạt được sự phục hồi bền vững.
Chúng tôi nhấn mạnh rằng do tình hình thị trường và triển vọng kinh tế đang có những tiến triển, chúng ta cần cân nhắc lại việc tiếp tục các chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính nhằm đảm bảo phục hồi bền vững và khởi động lại dòng tín dụng tư nhân trong nền kinh tế.
Chúng tôi khẳng định sự cấp thiết trong việc khởi động các cơ chế nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của các kích thích tiền tệ và tài chính; sau đó, đưa ra tiến trình thực hiện những chính sách này.
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tại thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ có khả năng đạt được sự phục hồi và phát triển bền vững một cách hữu hiệu. Chúng tôi chào đón Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Đông Á không chính thức diễn ra vào tháng Năm, 2010 tại Taskent, Uzbekistan.
2. Thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN
Chúng tôi khẳng định lại quyết tâm hoàn thiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với mục đích xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất vào năm 2015.
Chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho tất cả các Bộ trưởng Hội đồng AEC và các quan chức liên quan nhằm đảm bảo rằng Kế hoạch tổng thể AEC và các lộ trình chiến lược bao hàm được triển khai đúng thời hạn.
Chúng tôi sẽ thúc đẩy hợp tác và đối thoại với các Đối tác đối thoại, đặc biệt trong việc triển khai một cách đầy đủ các hiệp ước đã được kí kết và giải quyết các thách thức trong khu vực cũng như trên toàn cầu.
Chúng tôi sẽ tiếp tục loại trừ chủ nghĩa bảo hộ, tái khẳng định cam kết hạn chế tối đa những rào cản thương mại và đầu tư mới, đồng thời thúc đẩy mở cửa thị trường. Chúng tôi sẽ duy trì cam kết với Chương trình nghị sự Phát triển Doha của WTO và trông chờ vào kết thúc sớm và thành công của Vòng đàm phán Doha.
Chúng tôi hoan nghênh Tuyên bố của các Lãnh đạo G20 tại Hội nghị Thượng đỉnh Pittsburgh vào tháng 9/2009 và Tuyên bố của các Lãnh đạo APEC tại Singapore vào tháng 11/2009, đặc biệt về tầm quan trọng của việc kết thúc Chương trình nghị sự Phát triển Doha, với những kết quả tham vọng và cân bằng về sự tiếp tục chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ban hành một gói cứu trợ toàn cầu để duy trì phục hồi kinh tế thế giới.
ASEAN tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng đóng góp của mình trong những thảo luận của G20, với sự tham gia của Chủ tịch ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN trong những Hội nghị thượng đỉnh G20 trong tương lai.
3. Tăng cường phát triển hạ tầng
Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy liên kết khu vực, có vai trò then chốt trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu bền vững, thông qua tăng cường hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và phát triển.
Chúng tôi đã tuyên bố Sáng kiến Kết nối ASEAN tại Cuộc họp Cấp cao ASEAN lần thứ 15 tại Thái Lan vào tháng 10/2009, nhằm tập trung các nguồn lực và nỗ lực để làm sâu sắc hơn liên kết khu vực và tiểu vùng ở ASEAN, cũng như trong khuôn khổ khu vực rộng hơn ở Đông Á.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho Nhóm Đặc trách Cao cấp về Kết nối ASEAN xây dựng Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN với những biện pháp, mục tiêu và khung thời gian cần thiết để hoàn thành Kết nối ASEAN trình các Lãnh đại Quốc gia thành viên ASEAN xem xét.
Chúng tôi ghi nhận sự quan tâm của một số Đối tác Đối thoại của ASEAN về vấn đề Kết nối ASEAN trong những cuộc họp sau cấp cao và cấp bộ trưởng năm 2009, và khuyến khích sự hỗ trợ của các đối tác này trong việc thực thi hoàn chỉnh Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN.
Chúng tôi khẳng định lại tầm quan trọng của việc huy động tiết kiệm để tài trợ cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ trong khu vực. Tiến triển đạt được trong Cơ chế Cấp vốn Hạ tầng ASEAN (AIFM) đã thôi thúc chúng tôi tập trung vào vấn đề này.
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên tiếp tục tìm kiếm những công cụ và chính sách tài chính hiệu quả, có thể bao gồm một Quỹ Hạ tầng ASEAN để cấp vốn cho những dự án khả thi về đầu tư hạ tầng trong khu vực.
Chúng tôi tán thành việc tập trung nỗ lực để theo đuổi tiến trình phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như phát triển thể chế và chính sách trong khu vực giao thông, ICT và năng lượng, nhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho lĩnh vực giao thông và hậu cần để hiệu lực hóa liên kết khu vực.
Điều này sẽ củng cố vị trí của ASEAN với vai trò trung tâm giao thông, công nghệ thông tin, du lịch, năng lượng và hậu cần trong khu vực Đông Á.
Chúng tôi giao nhiệm vụ này cho các bộ trưởng liên quan, cụ thể là các Bộ trưởng Giao thông ASEAN (ATM), Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Viễn thông ASEAN (TELMIN) và Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (AMEM) trong việc xúc tiến hoàn thiện các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển, các kết nối năng lượng và chất đốt trọng yếu trong khu vực, cũng như việc thực thi các hiệp định đa phương đề ra trong chương trình Bầu trời Mở ASEAN và các hiệp định khung ASEAN về vấn đề giao thông liên quốc gia, giao thông trung chuyển, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, hệ thống đường ống dẫn gas và năng lượng trong khu vực.
Chúng tôi đón đợi sự hoàn thiện và thông qua Kế hoạch Giao thông Chiến lược ASEAN (ASTP) 2011-2015 và Kế hoạch Tổng thể về ICT ASEAN 2011-2015, cũng như việc thực thi Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC) 2010-2015, của các Bộ trưởng ASEAN liên quan trong năm 2010, nhằm tăng cường độ đồng nhất trong chương trình nghị sự về kết nối khu vực, cũng như các chính sách ưu tiên cho kết nối giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc nội khối.
Chúng tôi nhận thức rằng các hiệp định hợp tác tiểu vùng, như Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN Bruney-Indonesia-Malaysia-Philippines (BIMP-EAGA), Tam giác Tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Thailand (IMT-GT), Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS), Tam giác Phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia (CLV) và Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawa-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) là những cơ chế hữu hiệu thúc đẩy sự thực thi của các sáng kiến khu vực.
Về vấn đề này, chúng tôi ghi nhận những thành tựu mà các tiểu vùng đã đạt được, và mong muốn các dự án kết nối hiện có sẽ được củng cố và ưu tiên trong Kế hoạch Tổng thể, dựa trên các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng hiện có.
Đồng thời, chúng tôi cũng kì vọng vào sự triển khai thêm nhiềm dự án của các tiểu khu vực, nhằm đóng góp vào tiến trình thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các tiểu khu vực này hòa nhập với phần còn lại của khu vực ASEAN và mở rộng ra phạm vi rộng lớn.
4. Thúc đẩy phát triển bền vững
Chúng tôi nhận thức được sự cần thiết trong việc hỗ trợ tăng trưởng cân bằng hơn giữa các nền kinh tế, đảm bảo môi trường bền vững hơn, và đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng thông qua sự điều hành hiệu quả, cải cách và một nền kinh tế tri thức.
Chúng tôi nhắc lại cam kết giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, thông qua hoạt động cắt giảm và thích nghi, dựa trên nền tảng công bằng và phù hợp với quy tắc trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt giữa các quốc gia dựa trên khả năng của từng nước, cũng như quy tắc công bằng, linh hoạt và hiệu quả.
Chúng tôi kêu gọi các nước phát triển thực hiện cam kết nhằm tạo ra sự hỗ trợ tương xứng cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực tài chính, chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ năng. Chúng tôi nhấn mạnh rằng tất cả các nước nên hạn chế áp dụng điều kiện và rào cản thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội đối với các nước đang phát triển trong việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.
Chúng tôi cam kết đảm bảo các chính sách thương mại và môi trường có tính chất tương trợ và bổ sung, phù hợp với các nguyên tắc trong Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển. Chúng tôi kêu gọi các nước phát triển đảm bảo không áp dụng các rào cản kỹ thuật hoặc các công cụ phi thuế quan vào lĩnh vực thương mại và đầu tư vì lý do bảo vệ môi trường.
Chúng tôi quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, đầu tư vào mục tiêu bảo vệ môi trường trong dài hạn, và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm đa dạng hóa và đảm bảo khả năng phục hồi của nền kinh tế. Về vấn đề này, chúng tôi xin nhắc lại cam kết đảm bảo phát triển kinh tế trong khu vực phù hợp với sự bền vững lâu dài của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phát triển một nền kinh tế tri thức để mở đường cho tăng trưởng trong tương lai, dựa trên tính sáng tạo, đổi mới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Chúng tôi tin tưởng rằng một nền kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng di sản văn hóa đậm đà bản sắc ASEAN kết hợp với năng lực sáng tạo của công dân ASEAN, sẽ tăng thêm giá trị đáng kể cho hàng hóa và dịch vụ, cũng như hỗ trợ tăng trưởng bền vững trong khu vực.
Chúng tôi khẳng định cam kết của ASEAN trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề nghèo đói và khoảng cách kinh tế - xã hội vốn dai dẳng trong các nước thành viên ASEAN, thông qua việc phát triển và thực hiện ASEAN Road map nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Chúng tôi đã làm mới lại các cam kết trong Tuyên bố Chung về Hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và phối hợp sâu sắc hơn giữa tất cả các bên liên quan, bao gồm khu vực công và tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan đặc trách của Liên hợp quốc, trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Chúng tôi kêu gọi các nước thành viên ASEAN tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến giảm nghèo nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN và tăng cường khả năng chống đỡ của các hộ gia đình sống dưới mức nghèo khổ.
Nhận thức rằng sự phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý và công bằng, chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các thể chế khu vực, như Tiểu khu vực Mekong mở rộng, Ủy hội sông Mekong, và các thể chế khác; đồng thời, thúc đẩy sự đóng góp của các đối tác ASEAN cho những nỗ lực hợp tác này, nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia thành viên, cũng như của cả khu vực.
5. Củng cố mạng lưới hệ thống an ninh xã hội
Chúng tôi sẽ thúc đẩy mạng lưới hệ thống an ninh xã hội trong khu vực. Chúng tôi đánh giá cao tầm quan trọng của an ninh xã hội và vai trò của nó trong tiến trình hội nhập và phát triển.
Chúng tôi đặt kì vọng vào sự phát triển của các sáng kiến chiến lược và việc thực thi các dự án hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc tăng cường chất lượng, tiêu chuẩn, mức độ bao phủ và khả năng chống đỡ trong việc bảo an và tăng cường khả năng đối phó với các nguy cơ trong xã hội của các nước thành viên.
Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chuyên trách của ASEAN tăng cường trao đổi ý kiến và những áp dụng thực hành tốt về hệ thống an sinh xã hội, hỗ trợ trao đổi thông tin và nghiên cứu việc phát triển các biện pháp an sinh xã hội cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất.
Chúng tôi sẽ hợp tác rà soát các cơ chế an sinh xã hội hiện có trong các lĩnh vực chính thức và phi chính thức trong ASEAN, nhằm củng cố điều kiện sống lành mạnh cho người nghèo.
Chúng tôi kêu gọi những nỗ lực không ngừng của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm đem lại cơ hội việc làm đầy đủ cho mọi công nhân, sự an toàn và lành mạnh tại nơi làm việc nhằm đạt được điều kiện làm việc và công việc tốt cho công nhân và tạo ra thu nhập đủ để giúp họ và gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó và được đảm bảo về kinh tế trong những hoàn cảnh bất lợi.
6. Thúc đẩy hợp tác giáo dục
Chúng tôi xin nhắc lại Tuyên bố Cha-am Hua Hin về Tăng cường hợp tác giáo dục tiến tới một Cộng đồng ASEAN quan tâm và chia sẻ. Chúng tôi cũng xin khẳng định lại niềm tin vào vai trò cốt lõi của giáo dục đối với phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh trong khu vực.
Chúng tôi sẽ phân phối một nguồn lực đáng kể nhằm củng cố và phát triển hợp tác giáo dục trong khu vực.
Với nhận thức rằng nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của mọi quốc gia, chúng tôi cam kết sẽ không ngừng hỗ trợ và đưa ra những sáng kiến phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động nội địa cũng như trên toàn cầu.
7. Tăng cường đối thoại với khu vực tư nhân
Chúng tôi tin tưởng rằng sự phối hợp hiệu quả của khu vực công-tư sẽ củng cố cả hai khu vực này. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn của khu vực tư nhân trong việc hoàn thành Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhằm đảm bảo phục hồi bền vững trong khu vực.
Chúng tôi xin được làm mới lại cam kết hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận sâu rộng hơn tới thị trường khu vực và toàn cầu, cũng như để các doanh nghiệp này có thể hưởng lợi từ sự hội nhập khu vực ASEAN nhằm giải quyết vấn đề khoảng cách phát triển và thúc đẩy hội nhập kinh tế.
Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của các chương trình xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN nhằm hỗ trợ phát triển các ngành nghề có định hướng xuất khẩu.
8. Thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN
Chúng tôi tin tưởng rằng Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực ASEAN. Chúng tôi kêu gọi các khu vực liên quan thúc đẩy sự thực thi của Sáng kiến này, mà cụ thể là Kế hoạch Công tác IAI Giai đoạn II.
Chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của ASEAN-6 trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các biện pháp xây dựng năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước CLMV.
Chúng tôi khuyến khích các đối tác phát triển và đối thoại của IAI tiếp tục đóng góp trong việc thực thi Kế hoạch Công tác IAI Giai đoạn II./.
(TTXVN/Vietnam+)