Ngày 13/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề về quyền con người, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền thu hồi đất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, kiểm soát Quốc hội, bộ máy Nhà nước, Chủ tịch nước, kỹ thuật lập hiến…
Theo giáo sư-tiến sỹ Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, nên nêu cụ thể tên và vai trò của các thành phần kinh tế trong Hiến pháp để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ông Tâm nhấn mạnh cần tiếp tục khẳng định và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, thành lập Tòa án Hiến pháp nhằm chống lại các hành vi vi hiến.
Tiến sỹ Vũ Văn Niêm, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa xác định rõ nguyên lý tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân nên khó có thể xóa bỏ tình trạng lấy nguyên lý của cơ quan hành pháp áp dụng cho cơ quan tư pháp và ngược lại; chưa đảm bảo nguyên tắc độc lập của tòa án. Vẫn còn khuynh hướng hành chính hóa cơ quan đại diện của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong Dự thảo.
Để nâng cao năng lực Quốc hội, ông Niêm đề nghị cần tăng dần tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, tăng tần suất họp thường kỳ của Quốc hội từ 2 lần/năm lên 4 lần/năm; thay vào đó rút bớt khoảng 1 tháng mỗi lần họp xuống còn nửa tháng; đồng thời khi cần thiết, Quốc hội có thể họp bất thường. Bên cạnh đó cần thiết kế hướng chế độ thủ trưởng đối với cơ quan hành pháp nhằm tăng trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm tập thể.
Tiến sỹ Vũ Văn Niêm cho rằng, khi đã xác định Chính phủ là cơ quan hành pháp thì không được coi Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước vì nói đến quyền hành pháp là nói đến một loạt quyền chính trị, không trực tiếp sa đà vào các vụ việc, giấy tờ, thủ tục hành chính Nhà nước.
Đối với chế định Chủ tịch nước, ông Niêm đề nghị cần làm rõ, thực chất hơn một số thẩm quyền về quốc phòng, an ninh, vai trò Chủ tịch nước trong việc kiểm soát qua lại giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; làm sâu sắc hơn biểu tượng trung tâm chính trị, khối đại đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận của toàn xã hội, toàn dân tộc Việt Nam.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Dự thảo Hiến pháp bao trùm quá nhiều vấn đề, tuy nhiên việc hiến định chế độ kinh tế lại quá chi tiết, rất dễ nảy sinh sự vi hiến nhất là khi thị trường, kinh tế thế giới có sự thay đổi.../.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề về quyền con người, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền thu hồi đất, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, kiểm soát Quốc hội, bộ máy Nhà nước, Chủ tịch nước, kỹ thuật lập hiến…
Theo giáo sư-tiến sỹ Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, nên nêu cụ thể tên và vai trò của các thành phần kinh tế trong Hiến pháp để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ông Tâm nhấn mạnh cần tiếp tục khẳng định và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, thành lập Tòa án Hiến pháp nhằm chống lại các hành vi vi hiến.
Tiến sỹ Vũ Văn Niêm, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa xác định rõ nguyên lý tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân nên khó có thể xóa bỏ tình trạng lấy nguyên lý của cơ quan hành pháp áp dụng cho cơ quan tư pháp và ngược lại; chưa đảm bảo nguyên tắc độc lập của tòa án. Vẫn còn khuynh hướng hành chính hóa cơ quan đại diện của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong Dự thảo.
Để nâng cao năng lực Quốc hội, ông Niêm đề nghị cần tăng dần tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, tăng tần suất họp thường kỳ của Quốc hội từ 2 lần/năm lên 4 lần/năm; thay vào đó rút bớt khoảng 1 tháng mỗi lần họp xuống còn nửa tháng; đồng thời khi cần thiết, Quốc hội có thể họp bất thường. Bên cạnh đó cần thiết kế hướng chế độ thủ trưởng đối với cơ quan hành pháp nhằm tăng trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm tập thể.
Tiến sỹ Vũ Văn Niêm cho rằng, khi đã xác định Chính phủ là cơ quan hành pháp thì không được coi Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước vì nói đến quyền hành pháp là nói đến một loạt quyền chính trị, không trực tiếp sa đà vào các vụ việc, giấy tờ, thủ tục hành chính Nhà nước.
Đối với chế định Chủ tịch nước, ông Niêm đề nghị cần làm rõ, thực chất hơn một số thẩm quyền về quốc phòng, an ninh, vai trò Chủ tịch nước trong việc kiểm soát qua lại giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; làm sâu sắc hơn biểu tượng trung tâm chính trị, khối đại đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận của toàn xã hội, toàn dân tộc Việt Nam.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Dự thảo Hiến pháp bao trùm quá nhiều vấn đề, tuy nhiên việc hiến định chế độ kinh tế lại quá chi tiết, rất dễ nảy sinh sự vi hiến nhất là khi thị trường, kinh tế thế giới có sự thay đổi.../.
Trần Xuân Tình (TTXVN)